Cách chức cán bộ ngân hàng hành hung nhân viên cây xăng

Ông Hoàng Hữu Đức, cán bộ tín dụng Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank) chi nhánh tại Nghệ An đã bị cách chức, kéo dài thời hạn nâng lương do có hành vi đánh nữ nhân viên cây xăng.

Cách chức cán bộ ngân hàng hành hung nhân viên cây xăng

Ngày 15/11, ông Đặng Công Linh - Giám đốc Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam chi nhánh tại Nghệ An cho biết phía đã quyết định cách chức, kéo dài thời hạn nâng lương, đồng thời cắt thành tích thi đua trong năm 2016 đối với cán bộ của ngân hàng này do có hành vi hành hung nữ nhân viên cây xăng.

“Chúng tôi đã cách chức Tổ trưởng tổ thẩm định, loại khỏi quy hoạch cấp phó phòng và kéo dài thời hạn nâng lương của anh Đức”, ông Linh nói.

Cach chuc can bo ngan hang hanh hung nhan vien cay xang - Anh 1

Sau khi đánh khiến chị Ngọc bị chảy máu, ông Đức đã quàng tay qua tránh để cầm máu và đưa chị Ngọc đi bệnh viện.

Cũng theo ông Linh, ngân hàng này cũng yêu cầu 3 cán bộ đi cùng ông Đức phải làm kiểm điểm vì chưa có biện pháp ngăn cản kịp thời hành động của ông Đức. Khi sự việc xảy ra không kịp thời báo cáo cấp trên.

Trước đó, như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, sáng 24/10, ông Hoàng Hữu Đức đi xe ôtô 4 chỗ đến cây xăng Nghi Phú (Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTS Nghệ Tĩnh, thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam) mua xăng với số tiền 500.000 đồng rồi rời khỏi cây xăng.

Cach chuc can bo ngan hang hanh hung nhan vien cay xang - Anh 2

Cây xăng nơi xảy ra vụ việc

Chừng 10 phút sau, ông Đức quay lại thắc mắc với một nữ nhân viên bán xăng bơm không chính xác. Sau đó, ông Đức lấy cò bơm xăng đánh vào đầu nữ nhân viên này gây chảy máu. Thời điểm này có 3 cán bộ ngân hàng đi cùng ông Đức.

Sau khi xảy ra sự việc, ông Đức đưa nhân viên cây xăng vào viện kiểm tra sức khỏe, chữa trị vết thương, và gửi lời xin lỗi. Theo biên bản lập tại nơi xảy ra sự việc, hai bên xác định lỗi do đồng hồ đo xăng của ông Đức không hoạt động.

x

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...