Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 8 đơn giản, đầy đủ

GD&TĐ - Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ như Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm.

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 8 đơn giản, đầy đủ

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 mang nhiều ý nghĩa về sự sum vầy, hạnh phúc gia đình. Cùng Phong thủy Phùng Gia tìm hiểu mâm lễ cúng Rằm tháng 8 gồm những gì để chuẩn bị chu đáo, tận tâm nhất.

Mâm cúng gia tiên

Theo dân gian, ngày Rằm hay 15 âm lịch hàng tháng được gọi là ngày Vọng, có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng vì đây là lúc mặt trăng tròn và sáng nhất.

Đồ khấn lễ tùy tâm gia chủ chuẩn bị sao cho phù hợp với truyền thống gia đình, tín ngưỡng, phong tục tập quán vùng miền, không yêu cầu phải theo chuẩn mực nào, chỉ đơn giản với những lễ vật chính như bánh nướng, bánh dẻo, gà luộc, xôi, hoa quả, rượu, vàng mã… tỏ rõ lòng thành.

Sau khi sắp lễ xong thì phải đọc bài văn khấn các vị thần trước rồi mới cúng tổ tiên.

Cỗ thưởng nguyệt

Bánh trung thu: Một trong những thứ luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu đó là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh thường có hình tròn hoặc hình vuông được làm từ nguyên liệu truyền thống vô cùng thơm ngon và đẹp mắt.

Trái cây tươi: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Quý bạn có thể cắt tỉa các loại quả cho thêm đẹp mắt và ấn tượng.

Ngoài ra, có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh, quả chín mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp.

Hoa tươi: Thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu, một số loại hoa như hoa sen, hoa hồng, hoa lan... bày trí đẹp mắt, lưu ý cần chọn hoa tươi quý bạn nhé!

Ấm trà: Quý bạn nên chuẩn bị ấm như trà hương hoa sen, hương hoa nhài, hoa cúc… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.

Ngoài ra, bạn có thể học cách bày mâm cỗ Trung thu hiện đại đẹp và ý nghĩa bằng cách bổ sung thêm nhiều món ăn đồ trang trí như đèn lồng, đồ chơi Trung thu, các món quà tặng các bé để mâm cỗ được sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Giờ đẹp lên hương

Vào ngày Rằm hàng tháng, ngoài việc sửa soạn mâm lễ chu toàn, gia chủ cần lên hương đúng thời khắc đẹp để sợi dây kết nối âm dương được thông suốt, mọi kêu cầu đến được với thần linh gia tiên và dễ dàng được linh ứng.

Ngày Rằm tháng 8 âm lịch 2022, quý gia chủ hãy lên hương trong khung giờ hoàng đạo sau đây để đắc được cát lành, vạn sự như ý: Giờ Thìn (7h - 9h); Giờ Mùi (13h - 15h).

Văn khấn cho ngày Rằm tháng 8 âm lịch

Dưới đây, Phong thủy Phùng Gia xin được chia sẻ với quý bạn 2 bài văn khấn cho ngày Rằm tháng 8 âm lịch đón bình an, tổ tiên phù hộ, Thần Phật che chở:

Văn khấn thần linh

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Kính lạy:

Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.

Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần.

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là:… (Họ và tên)…

Ngụ tại:… (Địa chỉ)…

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân.

Ngài Bản gia Thổ địa long mạch Tôn thần.

Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Văn khấn gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị Tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàn, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Hôm nay là ngày… tháng… năm… âm lịch, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Hoàng thành Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, Chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sang, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Trải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.