Cách chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 thể nhẹ

GD&TĐ - Trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng hạ sốt với paracetamol, liều 10 - 15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ. Trẻ ho nên ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược. Có thể bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất.

Trẻ có bệnh nền sẽ được điều trị theo phác đồ.
Trẻ có bệnh nền sẽ được điều trị theo phác đồ.

Chẩn đoán trẻ mắc Covid-19 nhẹ

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ do Bộ Y tế ban hành ngày 9/11, trẻ mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ không có triệu chứng lâm sàng. Hoặc, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng không điển hình như: Sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi.

Bên cạnh đó, trẻ mắc Covid-19 nhẹ sẽ có nhịp thở bình thường. Trẻ cũng không có biểu hiện thiếu oxy. SpO2 từ 96% trở lên khi thở khí trời. Ngoài ra, trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường. X-quang phổi của trẻ bình thường.

Về dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid-19 nhẹ, nếu lượng ăn dưới 70% nhu cầu, cần bổ sung công thức năng lượng cao 0,75 - 0,8 kcal/ml (trẻ < 12 tháng) và 1 - 1,2 kcal/ml (trẻ > 12 tháng). Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần tiêu thụ 500 ml sữa công thức/ngày. Đồng thời, trẻ cần được cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi nhiều vitamin.

Trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể theo dõi điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế, hoặc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tùy theo tình hình dịch và năng lực của từng địa phương. Tuy nhiên, trẻ có bệnh nền như béo phì, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh... cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng.

Trong trường hợp trẻ được theo dõi tại nhà, phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế. Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trẻ cần được uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol, đảm bảo dinh dưỡng, bú mẹ, ăn đầy đủ. Đồng thời, trẻ nên được vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng. Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày đối với trẻ lớn.

Phụ huynh cần đo thân nhiệt tối thiểu hai lần trong ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh, khó thở.

Trẻ cần được khai báo y tế hằng ngày qua điện thoại hoặc phần mềm quy định. Khi trẻ có triệu chứng bất thường như sốt trên 38 độ C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, mệt mỏi, không chịu chơi, ăn kém, bú kém, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 dưới 96%... phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Trẻ có dấu hiệu chuyển nặng, gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn uống, tím tái môi và các đầu chi, SpO2 dưới 95%, người nhà phải gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã, phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện.

Đề phòng trẻ mắc bệnh khác

Theo Bộ Y tế, có 55% trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa, triệu chứng trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ. Do đó, tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Những trẻ từ mức độ trung bình trở lên cần nhập viện để được điều trị.

Trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng hạ sốt với paracetamol, liều 10 - 15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ. Trẻ ho cần được ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược. Có thể bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất. Trẻ có bệnh nền sẽ được điều trị theo phác đồ.

Thuốc kháng thể kháng virus dùng cho trẻ trên 12 tuổi, nặng trên 40 kg và có yếu tố nguy cơ cao diễn biến nặng (bệnh nền và không có chống chỉ định dùng thuốc), bệnh ở mức độ nhẹ/trung bình chưa phải hỗ trợ oxy, thời gian trẻ bị bệnh dưới 10 ngày và được sự đồng ý của người giám hộ.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, đa số trẻ mắc Covid-19 nhẹ và có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nhóm nguy cơ bao gồm trẻ thừa cân (BMI từ 30 trở lên), miễn dịch quá kém như suy thận, xơ gan giai đoạn cuối, suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Ngoài ra, những trẻ bại não nặng, đa dị tật, tim bẩm sinh phức tạp cũng có thể nguy cơ khi mắc Covid-19.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, cần theo dõi SPO2, nhịp thở của trẻ. Nếu  SPO2 dưới 94 - 95%, phụ huynh cần thông báo với bác sĩ. Tuy nhiên, không loại trường hợp đo sai. Chuyên gia này nhấn mạnh, đa số trẻ sẽ hồi phục sau 2 - 5 ngày.

Song, điều đáng ngại nhất là trẻ mắc bệnh khác, nhưng tưởng là Covid-19. Do đó, cần chú trọng tới các bệnh khác, đặc biệt là sốt xuất huyết. Một số trường hợp trẻ có thể mắc 2 bệnh cùng thời điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.