Cách chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng, mẹ đừng lo lắng

Tay chân miệng là căn bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều trẻ em, làm các bậc phụ huynh lo lắng.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bác sỹ Sarah Kohl tại Đại học Y Pittsburgh, Mỹ giải thích rằng bệnh tay chân miệng là một loại bệnh nhiễm trùng. Căn bệnh này bắt đầu từ những phát ban trên bàn tay, bàn chân và miệng (có thể có mụn nước nổi trong miệng).

Căn bệnh thường khởi phát bằng một cơn sốt cao có thể tăng đột biến trước khi phát ban.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường do virus Coxsackie gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vì trước đó chúng chưa tiếp xúc với virus và chưa phát triển khả năng miễn dịch đối với virus này. 

Nhưng trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng ngay cả khi họ đã từng mắc bệnh này trước đó. 

Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?

Bác sỹ Jeffrey Kahn, Giám đốc Bệnh truyền nhiễm Nhi khoa tại Trung tâm Y tế Trẻ em ở Dallas, Mỹ cho biết: “Virus Coxsackie gây bệnh chân tay miệng lây lan khá dễ dàng. Bệnh thường lây nhiễm khi tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc chất nhầy.

Mặc dù bệnh tay chân miệng có thể lây truyền quanh năm nhưng căn bệnh này có xu hướng bùng phát vào mùa hè và mùa thu".

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay, miệng là phát ban đỏ. Đôi khi, trên người trẻ sẽ xuất hiện những nốt phát ban nhỏ cùng với sốt. Bé cũng có thể có những vết loét trong miệng hoặc cổ họng.

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh tay chân miệng cần lưu ý:

Sốt: Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này, có thể kèm theo hoặc không kèm theo phát ban.

Phát ban: Các nốt đỏ có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và quanh miệng, cũng như trên đầu gối, khuỷu tay, thân mình, mông và vùng sinh dục.

Khó chịu: Con bạn có vẻ cáu kỉnh hoặc khó chịu hơn bình thường rất nhiều, ngay cả khi con không bị phát ban hoặc sốt cao.

Chán ăn: Nếu con của bạn có vẻ đặc biệt kén ăn, không ăn hoặc không muốn uống, đó có thể là dấu hiệu cho thấy những vết phát ban đang làm con khó chịu.

Đau họng: Nếu con bạn kêu “đau họng” thì có thể bé bị phồng rộp trong cổ họng.

Những bà mẹ mang thai đã tiếp xúc với căn bệnh này và gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này nên cho bác sĩ sản khoa của họ biết ngay lập tức. Thai phụ bị sốt có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Mặc dù không có phương pháp chữa trị hoặc điều trị y tế nào cho bệnh tay chân miệng nhưng bác sĩ nhi khoa có thể giúp bạn tìm ra cách để làm cho con bạn thoải mái hơn trong khi bệnh tự khỏi. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh tay chân miệng bạn nên thử.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các bác sỹ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt thích hợp cho bé nhà bạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Uống thuốc nửa giờ trước giờ ăn giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.

Uống nhiều nước: Hãy cho con uống nhiều nước bao gồm sữa mẹ, sữa công thức

Cho bé ăn thức ăn nguội hoặc mềm: Các loại thức ăn nguội, mềm, có tính giải nhiệt sẽ giúp làm dịu cơn đau họng của trẻ.

Sát trùng vết phồng rộp: Các bậc cha mẹ cần thoa thuốc sát trùng lên vết phát ban của trẻ

Con bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, đặc biệt là khi trẻ bị nhiệt miệng hoặc bị đau. Vì vậy, mẹ nên ôm ấp, vỗ về trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Bệnh tay chân miệng tồn tại trong bao lâu?

Khi cơn sốt của con bạn qu đi, trẻ có thể trở lại cuộc sống bình thường của mình, đặc biệt nếu trẻ chỉ bị phát ban nhẹ. Trẻ sẽ phải nghỉ học 5-7 ngày để hồi phục sau khi mắc bệnh tay chân miệng.

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giải thoát cho rùa biển

GD&TĐ - Chấm dứt hành vi xả chất thải nhựa xuống biển mới là cách giải thoát căn cơ cho các loài thủy sinh trong lòng đại dương, trong đó có loài rùa.