Cách bố mẹ 'lắm chiêu' giúp con hứng thú tự giác học bài

GD&TĐ - Có vô số lý do khiến trẻ mất hứng thú với việc học. Sau Covid-19, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khiến các bậc cha mẹ đau đầu nghĩ giải pháp.

Tập trung là chìa khóa để mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. (Ảnh: ITN).
Tập trung là chìa khóa để mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. (Ảnh: ITN).

Để thói quen học tập của trẻ hiệu quả hơn đồng thời khám phá ra các chiến thuật phù hợp với trẻ, giới chuyên gia gợi ý một số phương pháp học thú vị và hấp dẫn.

Tận dụng nền tảng và công nghệ mới

Hiện nay, công nghệ cung cấp cho trẻ nhiều cách học mới thông qua phim ảnh, trò chơi và các phương tiện khác. Hầu như mọi nhà đều được trang bị internet, cho phép trẻ học mọi thứ bất cứ khi nào chúng muốn.

Loại bỏ sự phân tâm

Tập trung là chìa khóa để mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. Sự tập trung chỉ có thể đến bằng cách loại bỏ phiền nhiễu. Nguồn gây mất tập trung chính cho học sinh ngày nay là điện thoại di động. Vì vậy, cha mẹ nên tìm một chiến lược để ngăn con sử dụng điện thoại bằng cách đặt quy tắc thời gian sử dụng.

Ngoài ra, một chiếc ti vi hoặc những đứa em nhỏ đang chơi ở nhà có thể khiến con bạn mất tập trung. Tìm cho con một khu vực yên tĩnh - nơi chúng có thể tập trung vào việc học để loại bỏ những phiền nhiễu này.

Khuyến khích trẻ nghỉ giải lao giữa giờ học

Học hành chăm chỉ mà không chơi đùa sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ nhàm chán. (Ảnh: ITN).

Học hành chăm chỉ mà không chơi đùa sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ nhàm chán. (Ảnh: ITN).

Học hành chăm chỉ mà không chơi đùa sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ nhàm chán. Hơn nữa, trẻ cũng tự thấy việc học tẻ nhạt nếu bạn bắt trẻ làm việc đó hàng giờ.

Thay vào đó, hãy đảm bảo cho con có thời gian nghỉ ngơi để não được thư giãn. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thú vị ở nhà hoặc gợi ý con đi dạo, ăn uống, gặp gỡ bạn bè trong giờ nghỉ.

Thử nghiệm những ý tưởng mới

Trẻ càng sớm hình thành thói quen học tập lành mạnh sẽ càng có lợi cho chúng trong tương lai. (Ảnh: ITN).
Trẻ càng sớm hình thành thói quen học tập lành mạnh sẽ càng có lợi cho chúng trong tương lai. (Ảnh: ITN).

Nếu con bạn gặp khó khăn với bài tập về nhà, hãy xem xét các cách tiếp cận sáng tạo khác như làm thẻ ghi nhớ từ vựng, xem video trên internet giải thích tài liệu, nghe podcast hoặc sách nói hấp dẫn về chủ đề mà con đang học.

Sự khen ngợi của cha mẹ giúp con phấn khích mỗi khi ngồi vào bàn học. Nuôi dạy con tích cực và công nhận thành tích của con (dù lớn hay nhỏ) có thể là tất cả động lực mà con đang cần để tiếp tục kiên trì.

Lên kế hoạch trước

Lập kế hoạch trước là một chiến thuật thành công trong cuộc sống. Đối với việc học của con, cha mẹ có thể cùng con lập kế hoạch trước cho bài kiểm tra, kỳ thi hoặc dự án sắp tới.

Bạn chỉ cần khuyến khích con bắt đầu học sớm vào đầu tuần nếu một bài kiểm tra được lên lịch vào thứ Sáu. Gợi ý con nảy ra ý tưởng mới mỗi ngày để việc học trở nên thú vị hơn.

Ưu tiên vui chơi và ngủ đủ giấc

Mải học bài sẽ khiến trẻ dễ dàng để bỏ qua các hoạt động vui chơi và thói quen ngủ đúng giờ - những yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần khích lệ con dạo chơi ngoài trời trước và sau các buổi học.

Ngoài ra, đi ngủ đúng giờ sẽ giúp con luôn duy trì trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất.

Duy trì thói quen

Trẻ càng sớm hình thành thói quen học tập lành mạnh sẽ càng có lợi cho chúng trong tương lai. Ngoài ra, điều quan trọng là phải nhận ra sở thích của con và khuyến khích chúng theo đuổi đam mê học tập đồng thời bồi dưỡng khả năng đồng cảm với người khác.

Quản lý thời gian, tạo mục tiêu và thực hành chăm sóc bản thân cân bằng là những kỹ năng sống cần thiết. Hỗ trợ con bạn trong học tập sẽ giúp con chuẩn bị cho những trở ngại trong cuộc sống.

Trao cho con trách nhiệm

Điều này có thể làm tăng ý thức về giá trị bản thân khi con nhận thức rõ hơn về khả năng của mình. Khi bạn dần dần lùi lại phía sau, hãy khuyến khích con chịu trách nhiệm về việc học và nghiên cứu đồng thời không quên khen thưởng xứng đáng cho con.

Theo 21kschool

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.