Ảnh minh họa: Internet
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khỏe người, làm đẹp da.
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả).
Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu.
Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.
Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Ảnh minh họa: Internet
Lá mướp (dùng lá bánh tẻ), thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng…
Bổ gân xương, chữa tê mỏi: 1 nắm hạt mướp, 2 nắm gạo, vài bộ chân gà to bậm (gà ta). Nấu nhừ cháo ăn. Dùng tốt cho người già, con trẻ yếu chân đi không vững.
Ho nhiệt có đờm khó khạc: hạt mướp 10g đập dập, lá mướp 16g. Nấu lấy nước uống.
Chữa phù thũng ở mặt, chân tay: nhân hạt giã, đốt cháy, tán nhỏ uống với ít rượu.
Chữa ít sữa: hạt mướp 20g, thông thảo 8g, mộc thông 8g. Nấu với chân giò heo đen (khúc dưới chân trước) uống nước, ăn móng giò.
Tẩy giun sán: 40 - 50 hạt cho người lớn, trẻ em 30 hạt bỏ vỏ lấy nhân, ăn lúc đói hoặc giã nát uống với nước. Ngày 1 lần, trong 2 ngày.
Chữa phế nhiệt gây viêm mũi, ho đờm, chảy máu cam, mụn nhọt (trong uống ngoài đắp): lấy 10g hoa vào cốc hãm nước thật sôi già 10 - 15.
Chắt nước cho mật ong hoặc đường phèn quấy đều. Uống nóng. Bã đắp nhọt đầu đinh.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lá mướp (dùng lá bánh tẻ), thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng… Ảnh minh họa: Internet
Thông sữa, lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15 g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Mướp và công dụng làm đẹp da: Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước.
Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.
Giải nhiệt ngày hè: Mướp: 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Trị nổi mề đay: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.