Các trường ĐH Pháp báo động về "hiệu ứng phụ" của việc học từ xa

GD&TĐ - GV và hiệu trưởng các trường ĐH Pháp bày tỏ lo ngại về những dấu hiệu tổn thương tâm lý ngày càng tăng trong số SV của họ ngay sau khi họ quay lại học từ xa do đợt phong tỏa lần 2 vì Covid-19.

Học từ xa là một khó khăn đối với nhiều sinh viên vì ít tiếp xúc với xã hội.
Học từ xa là một khó khăn đối với nhiều sinh viên vì ít tiếp xúc với xã hội.

Julie Groffe-Charrier là giảng viên luật tại ĐH Paris-Sacley ở phía nam thủ đô nước Pháp – nơi cô thường giảng dạy trong các giảng đường cho khoảng 300 SV năm nhất. Kể từ tháng 3, khi đợt phong tỏa Covid-19 đầu tiên được áp dụng, SV của cô chỉ có mặt tại các các bài giảng trong khoảng 1 tháng.

Vào tháng 9, họ trở lại học bình thường nhưng lớp học được chia làm 2 và một nửa SV học trực tuyến và trực tiếp luân phiên nhau. Tuy nhiên, việc này chỉ kéo dài tới tháng 10, vì đợt phong tỏa thứ 2, tất cả SV phải học từ xa hoàn toàn.

Cô Groffe-Charrier nói với đài RFI rằng không phải GV mà SV mới là điều cần lo lắng. Cô và đồng nghiệp nhận được tin nhắn từ nhiều SV về tình trạng bấp bênh và cô lập. Từ tháng 9 đến nay, cô nhận được hơn 30 email, “chưa kể những SV không dám thể hiện bản thân”.

“Chúng tôi có thể nghĩ rằng những SV này đều thuộc thế hệ trẻ nên họ sống lâu dài dựa vào internet, nhưng điều đó là sai. Có một số SV gặp khó khăn khi gửi bài vì mạng kém, và có SV không có tiền trả hóa đơn internet.

Đứt gãy mối liên kết xã hội

Cô Groffe-Charrier nói rằng, một quan niệm sai lầm phổ biến là tất cả SV đều vui vẻ khi được ở nhà. “Trong thực tế, chúng tôi có nhiều SV bỏ lỡ giảng đường và cần tiếp xúc với nhau. Liên kết xã hội hoàn toàn bị phá vỡ” – cô nói – “Khi bạn sống trong ký túc xá SV và bạn có một công việc nhỏ khó duy trì, bạn sẽ không gặp ai nữa, sẽ có một tác động tâm lý thực sự đối với người trẻ tuổi”.

Vấn đề sức khỏe tâm thần của SV và nói chung là những người trẻ tuổi, không chỉ là vấn đề từ khi có đại dịch. Theo một nghiên cứu, 28% SV nói rằng họ “buồn, chán nản hoặc bi quan trong phần nửa thời gian của mình, hoặc thậm chí mỗi ngày”.

Nguy cơ bỏ học

Đối với một số SV, một lợi ích từ các lớp học từ xa là nó loại bỏ rào cản về sự tự tin.”Những SV không dám nói chuyện trước 300 SV trong giảng đường cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện trực tuyến”, cô Groffe – Charrier nói, nhưng điều tích cực bị tiêu cực lấn át nhiều, trong đó có nguy cơ bỏ học tăng cao và sự thay đổi trong quá trình lựa chọn theo tiêu chí kinh tế.

“Giữa một SV không gặp khó khăn về tài chính, được cha mẹ giúp đỡ với có một môi trường sống dễ chịu và một SV ở ký túc xá không còn đủ khả năng chi trả cho việc học của mình, lựa chọn có thể được thực hiện trên cơ sở về lâu dài” – cô nói – “Tôi không chấp nhận ý kiến cho rằng người ta có thể lựa chọn dựa trên các tiêu chí tài chính, thậm chí là gián tiếp. Khía cạnh sức khỏe của cuộc khủng hoảng Covid-19 là hoàn toàn cần thiết, nhưng tác động kinh tế và tâm lý đối với SV không được bỏ qua.

TT Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng các trường ĐH có thể sẽ “một phần” tiếp tục các lớp học trực tiếp một tháng sớm hơn vào đầu tháng 1/2021 thay vì vào ngày 4/2 như đã thông báo trước đó.

Theo RFI

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.