Các thao tác lập luận trong chương trình làm văn THPT

GD&TĐ - Ở bậc THCS, học sinh đã được học một số thao tác lập luận như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

Các thao tác lập luận trong chương trình làm văn THPT

Đến bậc THPT, học sinh được củng cố thêm về thao tác lập luận phân tích và được học thêm những thao tác lập luận khác như so sánh, bác bỏ, bình luận.

Cô Hà Thị Mỹ Trinh – giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh) - trình bày vắn tắt các thao tác lập luận mà học sinh được học trong chương trình Làm văn bậc THPT như sau:

PPLL

Mục đích, yêu cầu

Cách lập luận

1. Phân tích

[Ngữ văn 11, tập 1, 27]

- Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối liên hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

- Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ (QH) nhất định: QH giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, QH nhân quả, QH giữa đối tượng với các đối tượng có liên quan, QH giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…

- Cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

2.

So sánh

[Ngữ văn 11, tập 1, 80]

- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

- Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- Phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).

3.

Bác bỏ

[Ngữ văn 11, tập 2, 26]

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).

- Bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, đúng mực

4.

Bình luận

[Ngữ văn 11, tập 2, 73]

- Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

- Trình bày rõ ràng, trung thực về hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

Việc tách rời từng thao tác như trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét và phân biệt các thao tác lập luận trên các phương diện: Mục đích, yêu cầu và cách thức lập luận của từng thao tác.

“Kì thực các thao tác lập luận này có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. 

Vì vậy, trong quá trình lập luận, chúng ta phải chú ý sự phân biệt và mối liên hệ giữa chúng để việc vận dụng đạt hiệu quả cao” – cô Trinh lưu ý. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ