Các nước Đông Âu yêu cầu Mỹ cung cấp thêm vũ khí

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chính quyền các nước Baltic và Đông Âu đang yêu cầu Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Để thực hiện các hợp đồng quốc phòng đã ký kết trước đó, các đồng minh ở sườn đông của NATO cũng kêu gọi Washington tăng cường sản xuất quốc phòng.

Mỹ viện trợ vũ khí
Mỹ viện trợ vũ khí

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Kusti Salm cho biết, “các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, máy bay không người lái Reaper, radar... là những gì chúng tôi cần nhất để có sức mạnh chiến đấu và chắc chắn sẽ phải có để răn đe Nga”.

Đối với Ba Lan, họ tin tưởng vào các loại vũ khí cụ thể từ Lầu năm góc. Warsaw chờ đợi các hệ thống tên lửa Patriot, HIMARS, chiến đấu cơ F-16 cũng như xe tăng Abrams đã đặt hàng trước đó.

Washington Post nhấn mạnh, những tiếng nói có trọng lực nhất đến từ các nước tích cực cung cấp vũ khí từ kho dự trữ của họ cho Ukraine, khiến kho quân sự của chính họ bị vơi đi.

Trước đó, Mỹ đã công bố ý định mở rộng lực lượng quân sự ở châu Âu và gửi tới đây khoảng 260 quân. Cần lưu ý rằng thời gian lưu trú của binh lính Mỹ ở châu Âu sẽ chỉ là tạm thời. Thông tin về điểm khởi hành và điểm đến không được nêu rõ.

Theo Tv zvezda

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.