Các nhà khoa học Việt nghiên cứu điều trị bệnh gout từ cây dược liệu

GD&TĐ - Những loài dược liệu phổ biến có hoạt tính sinh học cao, hỗ trợ điều trị bệnh gout đã được các nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu.

TS Trương Ngọc Minh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu dùng dược liệu chữa bệnh gout.
TS Trương Ngọc Minh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu dùng dược liệu chữa bệnh gout.

Cây ngô đồng, chút chít và chùm ngây là những loài dược liệu phổ biến có hoạt tính sinh học cao, hỗ trợ điều trị bệnh gout đã được các nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu.

Hoạt chất giảm hình thành axit uric trong máu

TS Trương Ngọc Minh và cộng sự, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu thành phần hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzym gây bệnh gout từ một số cây dược liệu Việt Nam”.

TS Trương Ngọc Minh cho biết, xanthine oxidase được biết đến như là enzym chính gây ra hội chứng tăng axit uric trong máu và bệnh gout. Enzym này đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tác quá trình oxy hóa xanthine và hypoxanthine thành axit uric.

Khi lượng axit uric máu tăng cao dẫn tới hiện tượng kết tủa tinh thể urat, chủ yếu tập trung ở các khớp của tay, chân gây ra những đợt viêm khớp cấp (cơn gout cấp). Do đó, một trong những phương pháp điều trị gout là làm ức chế hoạt động của enzym xanthine oxidase và ngăn chặn quá trình oxy hóa để giảm thiểu sự hình thành axit uric trong máu.

Nghiên cứu thành phần một số loài dược liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều loài chứa hoạt chất ức chế hoạt động của enzym xanthine oxidase và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Vì có nguồn gốc dược liệu nên nếu được điều chế thành sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng sẽ an toàn cho người dùng, giá thành rẻ, sử dụng lâu dài mà không lo ngại các vấn đề tác dụng phụ.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã lựa chọn ra ba đối tượng dược liệu bao gồm cây ngô đồng (Jatropha podagrica), cây chút chít (Rumex acetosa) và cây chùm ngây (Moringa oleifera). Cả ba loại dược liệu này đều phổ biến ở Việt Nam, có hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học cao.

Cây ngô đồng có tên khoa học là Jatropha podagrica thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, ở Việt Nam còn được gọi bằng các tên khác là dầu lai có củ, sen lục bình hay dầu lai lá sen. Ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nhưng hiện đã được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới trên toàn thế giới.

Cây chút chít còn có tên gọi khác là lưỡi bò, dường đề, đại hoàng, tên khoa học là Rumex acetosa thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae). Loài này được tìm thấy phổ biến trên các bãi đất hoang, là một loại cỏ dại xâm lấn nghiêm trọng đất nông nghiệp, được tìm thấy trên hầu hết các loại đất, ngoại trừ đất có tính axit cao.

Cây chùm ngây Moringa oleifera (MO) là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae) bao gồm 13 loài và phổ biến nhất là chùm ngây. Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.

Tiềm năng phát triển thành sản phẩm thuốc

TS Trương Ngọc Minh cho biết, kết quả nghiên cứu của nhóm cho thấy thân vỏ cây ngô đồng Jatropha podagrica, thân rễ cây chút chít (Rumex acetosa L.), cành chùm ngây (Moringa oleifera) có thể được sử dụng để điều trị bệnh gout và đóng góp vào các đặc tính y học của 3 loại cây dược liệu nghiên cứu. Các thành phần chống oxy hóa có nguồn gốc từ 3 bộ phận của 3 loại cây này chủ yếu hiện diện trong chiết xuất ethyl acetate.

“Việc nghiên cứu phân lập các hoạt chất từ ba mẫu dược liệu đã lựa chọn gồm vỏ cây ngô đồng, cây chút chít và chùm ngây sẽ góp phần bổ sung dữ liệu hóa học và có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm thuốc.

Hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzym xanthine oxidase của các cây dược liệu cũng như hoạt chất phân lập được là cơ sở khoa học tin cậy để định hướng sản xuất, phát triển thực vật này theo hướng hỗ trợ điều trị gout một cách hiệu quả”, TS Trương Ngọc Minh nói.

Dù vậy, theo nhóm nghiên cứu, đây mới chỉ là bước nghiên cứu đầu tiên. Để phát triển thành thuốc hay thực phẩm chức năng, cần tiến hành các thử nghiệm khác để khẳng định hoạt tính sinh học của sản phẩm. Ngoài ra, nhóm mong muốn sẽ có điều kiện cải tiến, nghiên cứu ra loại dung môi hiệu quả hơn để tinh chế các hợp chất sinh học trong 3 loại cây này.

“Để giảm nguy cơ mắc bệnh gout, hoạt chất này cần kết hợp với các chất bổ sung khác cũng như phụ gia thực phẩm để gia tăng hoạt tính sinh học của sản phẩm. Hy vọng sản phẩm sẽ sớm có mặt trên thị trường”, TS Trương Ngọc Minh cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Bí quyết Đào thải HPV xem ngay whey isolate phốt bệnh viện Emcas làm hiệu quả Hebora Placenta Cách kiểm soát non hdl-c hiệu quả