Mẫu DNA 68 triệu năm tuổi được lấy từ tế bào mô mềm trong một hóa thạch khủng long Tyrannosaurus Rex được các nhà nghiên cứu tại đại học bang North Carolina sử dụng để tạo ra phôi khủng long khỏe mạnh đầu tiên trong hàng triệu năm.
Mẫu hóa thạch là từ một con khủng long bạo chúa đang có thai, được bảo quản ở điều kiện cực kì tối ưu. DNA này được cấy vào tế bào da của một con gà - họ hàng của khủng long bạo chúa.
“Chúng ta thường nghĩ rằng T-Rex là một động vật bò sát khổng lồ nhìn giống cá sấu đi trên hai chân nhưng thực ra, họ hàng gần nhất của chúng thời nay là loài chim và trong thế giới khủng long thì T-Rex cũng chỉ to cỡ con gà” - theo Linda Rushmore, trường nghiên cứu cổ sinh vật học tại phòng nghiên cứu Bảo tàng Khoa học tự nhiên North Carolina.
“Sự tương đồng của gene di truyền giữa T-Rex và gà ban đầu khiến chúng tôi ngỡ ngàng. Chúng tôi vô cùng hứng thú với kết quả tích cực và sự phát triển khỏe mạnh của phôi thai này.”
Chúng ta thường nghĩ rằng T-Rex là một động vật bò sát khổng lồ nhìn giống cá sấu đi trên hai chân nhưng thực ra, họ hàng gần nhất của chúng thời nay là loài chim và trong thế giới khủng long thì T-Rex cũng chỉ to cỡ con gà
Chúng ta thường nghĩ rằng T-Rex là một động vật bò sát khổng lồ nhìn giống cá sấu đi trên hai chân nhưng thực ra, họ hàng gần nhất của chúng thời nay là loài chim và trong thế giới khủng long thì T-Rex cũng chỉ to cỡ con gà.
Gà lai khủng long?
Phôi thai này không hoàn toàn là khủng long mà thực chất là một cá thể lai tạo giữa T-Rex và gà, theo Helmut Hans Fraser, một nhà sinh học phân tử tại trường.
“Không có cách nào tái tạo một con khủng long hoàn chỉnh từ các mẫu DNA thiếu sót, nhưng chúng tôi đã thành công trong việc cấy DNA vào tế bào da gà khỏe mạnh và tạo ra phôi này. Vì vậy nếu nó sống sót và chào đời khỏe mạnh, không bị dị tật thì chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên. Không ai có thể nói trước điều gì,” theo giáo sư.
“Chúng tôi nhận thấy phôi phát triển ở tốc độ khác thường so với phôi gà thông thường. Hiện tại nó to gấp 65 lần phôi thai của gà chỉ sau 3 ngày phát triển, và nó phát triển rất nhanh, đó là điều khiến tôi thấy hứng thú.”
Cuộc tranh cãi về mặt đạo đức
Mặc dù nhiều nhà khoa học coi đây là tin tốt cho thấy sự phát triển của khoa học, một số tin rằng thí nghiệm này là “vô nhân đạo và nguy hiểm”.
“Liệu ai lại muốn tái sinh một loài vật cao 4 mét và nặng xấp xỉ 8 tấn? Có nhiều ý kiến khá thuyết phục về việc thực phẩm biến đổi gene có thể gây hại tới DNA con người và giờ chúng ta định tạo ra một sinh vật kiểu Frankenstein có DNA khủng long? Nếu người ngoài hành tinh đang theo dõi, họ hẳn đang lắc đầu thất vọng."
"Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật này giao phối với gà? Liệu điều này có thay đổi tính trạng di truyền của loài gà vĩnh viễn cũng như cách các thực vật biến đổi gene đang gây ra sự xáo trộn về di truyền khi chúng phối giống với các loài thực vật hàng ngàn năm tuổi?” theo Jacques Clement từ đại học Versailles, Paris.
Năm ngoái, nhà di truyền học George Church và các đồng nghiệp đã thành công trong việc sử dụng công nghệ chỉnh sử gene CRISPR để cài gene quyết định vóc dáng của voi ma-mút vào da voi thường.