Các mục tiêu đảm bảo giáo dục tối thiểu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW giai đoạn 2012-2019 đánh giá: Về cơ bản, các mục tiêu đảm bảo giáo dục tối thiểu theo Nghị quyết đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Theo đó, hệ thống các chế độ, chính sách đối với phát triển GD&ĐT về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn; tạo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng, công bằng cho các đối tượng đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, giúp cho việc thực hiện các chính sách thuận lợi, đúng quy định ở hầu hết các địa phương.

Ngoài ra còn có các đề án, dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn hướng tới các đối tượng người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn và các đối tượng thiệt thòi khác.

Nhấn mạnh thêm một số kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhắc đến việc chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.

63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (trong đó có 14 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3). 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 (trong đó 16 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và 3 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3).

Đến năm 2019, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 là 97,64% (trong đó tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số là 93,43%), tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 98,89%. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận với giáo dục và tham gia học tập ở cấp tiểu học và THCS tăng...

Về giáo dục dân tộc: Đến cuối năm học 2018-2019, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố, 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố. Bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục tối thiểu và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó ưu tiên mở rộng mô hình trường bán trú; xây dựng và củng cố nhà trẻ trong khu công nghiệp và vùng nông thôn…

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đánh giá cao những kết quả ngành Giáo dục đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Trong đó có việc tham mưu để học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết rất kịp thời, toàn diện; có gần 100 văn bản để cụ thể hóa chính sách có liên quan đến Nghị quyết. Chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT rất quyết liệt, sâu sát tới địa phương. Tổ chức thực hiện tương đối bài bản, khoa học, có đầu tư cả về bộ máy, đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Quan tâm nguồn lực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh vùng này cũng rất tốt. Công tác phối hợp trong thực hiện Nghị quyết nhịp nhàng, hiệu quả, gắn được với các chương trình, đề án có liên quan của ngành GD&ĐT với các bộ ngành khác.

Kết quả thực hiện Nghị quyết, các mục tiêu, chỉ tiêu của chúng ta cơ bản hoàn thành, có mục tiêu hoàn thành ở mức bền vững…

Đưa ra một số mong muốn, đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm thêm, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đồng thời cho biết 5 nội dung sẽ được xem xét để đưa vào báo cáo chung, đó là: Tiếp tục sử dụng trái phiếu Chính phủ thực hiện kiên cố hóa trường học; chính sách cho học sinh của hộ mới thoát nghèo; tăng ngân sách chi đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục; kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của HSSV…

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc. 

Nghị quyết số 15-NQ/TW là Nghị quyết đầu tiên của Trung ương Đảng về chính sách xã hội, với 11 lĩnh vực cụ thể của chính sách an sinh xã hội. Qua 8 năm thực hiện, Nghị quyết đã đi vào cuộc sống và các địa phương cũng đánh giá cao việc các bộ, ngành đã tham mưu các văn bản chính sách để thực hiện.

Việc cụ thể hóa của các địa phương, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng đã rất tốt, tạo được sự quan tâm, chủ động của người dân tự lực tham gia các nội dung chính sách an sinh xã hội. Về giáo dục tối thiểu, cũng đã có một số chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.