Các môn Khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong hệ thống môn học

GD&TĐ - Cử tri thành phố Đà Nẵng cho rằng, giáo dục của chúng ta hiện nay mới tập trung vào phần chung, là những môn học tự nhiên (Toán, Hóa học, Vật lý, Sinh học…) nên kết quả tương đối khá. Còn các môn học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…) thì chưa được quan tâm đúng mức. Đề nghị Chính phủ xem xét, có phương án khắc phục tình trạng này.

Các môn Khoa học xã hội có vị trí quan trọng trong hệ thống môn học

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các môn Khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học, có thời lượng tương đương với các môn Khoa học tự nhiên (Ngữ văn: 105 tiết/năm học; Lịch sử: 52,5 tiết/năm học; Địa lý: 52,5 tiết/năm học; Giáo dục công dân: 35 tiết/năm học); được tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá như các môn Khoa học tự nhiên. Kỳ thi THPT quốc gia, các môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) là một trong hai tổ hợp lựa chọn bắt buộc của kỳ thi như tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Sinh học, Hóa học).

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như tâm lý học sinh, quá trình tổ chức dạy học, số ngành đào tạo trong các trường đại học có sử dụng kết quả thi của các môn học trên ít… nên kết quả dạy và học các môn Khoa học xã hội nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của cử tri và nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường thời gian hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội.

Trong đó, nội dung Giáo dục Lịch sử, Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân và rèn luyện kỹ năng sống được chú trọng nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại; đồng thời góp phần hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân, phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật.

Cụ thể, đối với cấp tiểu học: Môn Đạo đức 35 tiết/năm học; môn Lịch sử và Địa lý (đối với lớp 4 và lớp 5) 70 tiết/năm học. Đối với cấp THCS: Môn Giáo dục công dân 35 tiết/năm học; môn Lịch sử và Địa lý 105 tiết/năm học. Đối với cấp THPT: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật) 210 tiết/năm (70 tiết/môn).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.