Đá lạnh
Theo Tiến sĩ Purnima Suhas Prabhu - Bác sĩ tại bệnh viện PD Hinduja (Mumbai, Ấn Độ) cho biết buồn nôn hoặc nôn do căng thẳng là tình trạng khá phổ biến ở học sinh trước mỗi kỳ thi vì khi lo lắng, cơ thể tạo ra nhiều axit hơn. Sau khi nôn, nhiều người thường uống nhiều nước.
Tuy nhiên, bạn nên tránh uống một lượng nước lớn ngay sau khi nôn vì có thể làm dạ dày nặng nề hơn. Thay vào đó, bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh để ngăn ngừa ói mửa.
Bánh quy
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên ăn bánh quy lúc đói vào buổi sáng để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. Nếu dễ bị say tàu xe, bạn nên có một gói bánh quy trong túi mỗi khi đi xa.
Sữa chua hoặc sữa đông
Bạn có thể uống một ly sữa lạnh nhưng sữa chua là lựa chọn tốt hơn vì nó dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chỉ tiêu thụ sữa tươi không có hương vị.
Thực phẩm nên và không nên ăn
Một vài giờ sau khi nôn, điều tồi tệ nhất bạn làm cho cơ thể là tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều gia vị. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit, kích hoạt cảm giác buồn nôn. Bạn nên ăn thực phẩm nhạt như bánh mì.
Ngoài ra, sau khi nôn, bạn nên tránh tiêu thụ một số thực phẩm như:
- Rau sống hoặc nước ép rau củ: Ăn rau sống với hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích ứng dạ dày vì chúng không dễ tiêu hóa. Điều này cũng tương tự như các loại nước ép rau củ.
- Trà hoặc cà phê: Caffeine là chất có thể làm tăng nồng độ axit, dẫn đến buồn nôn, ói mửa. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ cà phê hoặc trà, những thực phẩm chứa nhiều caffeine sau khi nôn.
- Đồ uống có ga: Tiêu thụ đồ uống có ga có thể dẫn đến đầy hơi, đồng thời chúng cũng chứa caffeine, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn thêm lần nữa sau khi tiêu thụ đồ uống này.