Các địa phương nỗ lực nâng chất dạy và học tiếng Anh

GD&TĐ - Thời gian qua, các trường học cả nước đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ theo Chương trình GD phổ thông 2018.

Nhờ khả năng tiếng Anh tốt, học sinh Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) đạt giải cao tại cuộc thi phát minh sáng chế thế giới WICO.
Nhờ khả năng tiếng Anh tốt, học sinh Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) đạt giải cao tại cuộc thi phát minh sáng chế thế giới WICO.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Cô Nguyễn Thị Phương Lan - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình) cho biết: Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp THPT, áp dụng đối với lớp 10. Trong nỗ lực củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, trường đặc biệt chú trọng các môn ngoại ngữ.

Riêng với môn Tiếng Anh, năm học này, trường tiếp tục phát triển và duy trì câu lạc bộ tiếng Anh, có kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm học, khuyến khích học sinh thi các chứng chỉ để được nhiều cơ hội xét tuyển đại học cũng như cơ hội có học bổng du học nước ngoài.

Bên cạnh đó, trường quan tâm tổ chức dạy tiếng Anh cho học sinh khối chuyên Nga, Pháp, Trung có nguyện vọng học thêm môn Tiếng Anh. Đặc biệt, năm học này, trường có 3 trợ giảng tiếng Anh người nước ngoài đến công tác nên khá thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ.

Gần đây nhất, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có 3 học sinh đại diện cho thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc tham dự cuộc thi Tranh biện tiếng Anh cho cán bộ Đoàn, Đội, Hội toàn quốc năm 2022 do Trung ương Đoàn tổ chức. Vượt qua hàng loạt “đối thủ” giỏi, tiêu biểu cho thanh niên toàn quốc, các học sinh của trường đã giành giải Nhì - thành tích đáng tự hào.

Môn Tiếng Anh cũng là lợi thế mang lại tự tin, chiến thắng cho học sinh Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ khi tham gia các sân chơi trí tuệ bổ ích mang tầm quốc gia, khu vực, quốc tế, điển hình như: Cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh; Phát minh và sáng chế quốc tế WICO; Sáng tạo kỹ thuật toàn cầu.

Kết thúc năm học trước, hầu hết học sinh lớp 3, 4, 5 tại Hòa Bình được học tiếng Anh, đạt tỷ lệ 97,03%. Trong đó, học sinh học tiếng Anh 4 tiết/tuần đạt tỷ lệ 48%; 2 tiết/tuần, đạt tỷ lệ 49,5%. Các trường đã tổ chức dạy học tiếng Anh tự chọn đối với khối lớp 1, 2 với tổng số 402 lớp, 13.461 học sinh. Nhiều địa phương có tỷ lệ học sinh lớp 1, 2 được học làm quen tiếng Anh cao.

Bà Đinh Thị Hường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết: Trong lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới, ngành đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ, trong đó chủ lực là môn Tiếng Anh.

Năm học 2022 - 2023, các nhà trường khắc phục khó khăn, đảm bảo các điều kiện để 100% học sinh lớp 3 được học môn Tiếng Anh, triển khai dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 ở các đơn vị có đủ điều kiện. Căn cứ tình hình thực tế, Sở chỉ đạo dạy chương trình thí điểm tiếng Anh (4 tiết/tuần) cho học sinh các lớp 3, 4, 5 ở những trường đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học.

Đối với các trường chưa đủ điều kiện thì chủ động xây dựng kế hoạch để học sinh các lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh 2 - 3 tiết/tuần. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều đơn vị, trường học đã nỗ lực trong việc nâng cao tỷ lệ học sinh các lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh và chuẩn bị các điều kiện để triển khai tiếng Anh là môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT mới.

Ảnh minh họa/ INT

Ảnh minh họa/ INT

Tăng cường bồi dưỡng giáo viên

Ông Ngô Quốc Đường - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thực hiện thành công Chương trình GDPT mới, Sở GD&ĐT đã tích cực chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp.

Các nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng giao tiếp, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành. Hàng năm, Sở GD&ĐT phối hợp với các trường đại học, tổ chức giáo dục thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, kiểm tra đánh giá cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học.

Sở GD&ĐT Bắc Giang đã chỉ đạo, phối hợp với Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức các khóa tập huấn dành cho giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, THCS và THPT về Khung năng lực ngoại ngữ, tiếp cận đề thi và thực hiện công tác khảo sát đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tương đương bậc 1, 2, 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Ông Tạ Việt Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang đánh giá, các khóa tập huấn đã giúp giáo viên tiếng Anh các cấp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chung của môn học.

Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học tiếng Anh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên, tăng cường luân chuyển giáo viên giỏi về các trường có chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở mức trung bình, trường miền núi, vùng khó khăn.

Đồng thời, Sở yêu cầu các nhà trường rà soát, phân tích kết quả học tập, tăng cường hỗ trợ học sinh yếu. Giáo viên bộ môn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi các nguồn tư liệu phục vụ hiệu quả bài học, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá, tạo cơ hội cho các em sử dụng tiếng Anh giao tiếp và thường xuyên có bài kiểm tra về kỹ năng nghe, nói.

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; nỗ lực đảm bảo cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.