Các địa phương có được ban hành “luật riêng” chống dịch?

Các địa phương có được ban hành “luật riêng” chống dịch?

Thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch.

Tuy nhiên, một số địa phương đang áp dụng các biện pháp khá cực đoan như rào đường, hạn chế xe đi lại từ địa phương này sang địa phương khác, cấp “giấy phép đi lại” cho người dân trong địa bàn, yêu cầu người đến từ Hà Nội, TP HCM phải cách ly…

Thủ tướng đã không dưới một lần nói rõ: Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, không phải là ngăn cấm giao thông, chưa phải phong toả xã hội mà chỉ hạn chế giao thông.

Sau đó, trước thực trạng nhiều địa phương hiểu chưa đúng về Chỉ thị 16, Văn phòng Chính phủ đã ban hành hướng dẫn thực hiện, trong đó nêu rất rõ lại các chỉ đạo của Thủ tướng trước đó, yêu cầu các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình.

Tuy nhiên, việc “ngăn sông cấm chợ” vẫn cứ diễn ra, thậm chí những việc như yêu cầu người từ Hà Nội về một số địa phương, người đến từ địa phương này đến địa phương khác phải tổ chức cách ly... có dấu hiệu tuỳ tiện, lạm quyền.

Hiến pháp đã nêu rõ: “Công dân có quyền tự do đi lại”. Quyền này của công dân chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp pháp luật quy định, ví dụ như khi có tình trạng khẩn cấp, khi có lệnh phong toả.

Theo các quy định của luật hiện hành, trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, khi đó cơ quan chức năng mới có quyền hạn chế người và phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh.

Hơn nữa, hiện Thủ tướng đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, chứ không phải Hà Nội là vùng dịch. Hà Nội có ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, TP HCM có ổ dịch quán bar Buddha, chứ không phải 2 địa phương này là ổ dịch. Hai địa phương này cũng đâu có cấm người từ địa phương khác vào địa bàn của mình? Vì thế, việc cấm hay tổ chức cách ly người từ địa phương này tới địa phương khác là cực đoan.

Dẫu biết rằng mục đích của một số địa phương là tốt, nhằm đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh, song cách làm thì rất cần xem lại.

Như Thủ tướng đã nói, chúng ta vừa chống dịch nhưng cũng không được quên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Hai mục tiêu này luôn song hành hỗ trợ nhau và không thể lấy lý do phòng chống dịch mà “đóng băng” toàn xã hội.

Chẳng hạn, nếu như địa phương nào cũng quy định như Hải Phòng là người trong thành phố muốn ra ngoài phải có giấy xác nhận của Chủ tịch cấp huyện, thì chúng ta sẽ phát triển kinh tế kiểu gì? Bởi thế, cùng với việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, cần thiết phải giãn cách xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo được sự vận hành của nó.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.