Các dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng sớm ở trẻ

GD&TĐ - Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh, thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Có 4 giai đoạn phát triển của sâu răng. Ảnh minh họa
Có 4 giai đoạn phát triển của sâu răng. Ảnh minh họa

Nguyên nhân điển hình

Sâu răng là một bệnh đa yếu tố đặc trưng bởi sự phá hủy các mô cứng của răng là kết quả của quá trình demineralization gây ra bởi các axit được tạo ra bởi mảng bám nha khoa.

Sâu răng và sức khỏe răng miệng của trẻ ngày càng được quan tâm nhưng đây vẫn là bệnh phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng. Có đến 80% trẻ từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng, có đến 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Bác sĩ nha khoa Nguyễn Ngọc Lan, Giám đốc Phòng khám răng Ngọc Lan (Hà Nội), cho biết, vi khuẩn được tìm thấy tự nhiên trong miệng ăn phần còn lại của thức ăn tích tụ trên bề mặt răng, giải phóng axit cuối cùng phá hủy các lớp mô răng.

Khi không được điều trị vào đúng thời điểm, các khoang nhỏ có thể bắt đầu hình thành, theo thời gian có thể trở nên sâu hơn, tiếp cận nhiều lớp bên trong của răng. Quá trình chậm này hoàn toàn không đau cho đến khi nó đến dây thần kinh.

Cao như độ cứng của men răng, hoạt động của vi khuẩn tạo thành mảng bám vi khuẩn và chất thải chúng giải phóng, làm hỏng men răng không thể đảo ngược. Điều này có thể xảy ra ở cả răng dứt khoát và răng em bé của trẻ em.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Sự phát triển của các vi khuẩn này là do vệ sinh răng miệng kém. Nếu răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về răng miệng xuất phát từ nguyên nhân đánh răng không đúng cách, sử dụng bàn chải quá cứng, không thay bàn chải thường xuyên...

Bên cạnh đó, trẻ thường có thói quen ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt quá nhiều cũng gây ra sâu răng. Theo đó, những loại thực phẩm chứa nhiều đường, sữa như bánh, socola, mật ong, kem… dễ bám vào răng trong thời gian dài, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong các loại nước ngọt và đồ ăn vặt cũng có chứa nhiều chất axit gây hại cho răng, thường xuyên sử dụng, sẽ dễ làm cho răng bị sâu.

Cũng theo bác sĩ Lan, khi răng bị nứt vỡ hoặc yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.

Bên cạnh đó, ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng.

Ngoài ra, những trường hợp như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần cũng dẫn đến sâu răng.

Sâu răng ở trẻ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt. Ảnh minh họa.

Sâu răng ở trẻ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt. Ảnh minh họa.

Nhận biết sâu răng sớm

Một nguyên nhân mà ít được chú ý nhưng gây ra sâu răng ở trẻ là thiếu nước. Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt khiến vi khuẩn có nhiều cơ hội để sinh trưởng - Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lan nhấn mạnh.

Sâu răng không phát sinh một sớm một chiều, chúng có biểu hiện riêng ở từng giai đoạn. Vì vậy, nếu quan sát một cách kỹ càng, hoàn toàn có thể nhận biết sâu răng sớm.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Lan, có 4 giai đoạn phát triển của sâu răng. Theo đó, sâu răng phát triển liên tục từ mức độ nhẹ đến nặng, các giai đoạn phát triển đầu tiên là sâu men răng.

Sâu men răng được hiểu là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng đã tạo ra một vùng tổn thương rõ rệt, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Lúc này, răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy, khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2 là sâu ngà răng. Biểu hiện là sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra, sâu răng ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại.

Đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, đồ ăn có nhiệt độ bất thường. Lúc này, bệnh nhân có thể dùng đến thuốc giảm đau để cơn đau răng thuyên giảm và đến ngay nha khoa để được tư vấn điều trị.

Giai đoạn 3 là người bị sâu răng sẽ dẫn đến viêm tủy. Sâu răng nặng do vi khuẩn tấn công sâu vào tủy dẫn đến viêm tủy và gây nhiều phiền toái trong quá trình sinh hoạt.

Giai đoạn viêm tủy gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần. Thậm chí nhiễm trùng gây ra áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4 là chết tủy. Khi viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Viêm tủy nặng khiến nhiều vi khuẩn lây lan gây áp xe, chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Càng để lâu, tình trạng sâu răng sẽ tăng nặng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Chính vì vậy, bác sĩ nha khoa Nguyễn Ngọc Lan khuyến cáo, sâu răng nên được điều trị từ những giai đoạn đầu tiên. Bởi biến chứng do bệnh có thể xảy ra rất nhanh và không thể lường hết được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.