Các chuyên gia, nhà giáo hướng dẫn thí sinh cách dự tuyển vào trường đại học, cao đẳng năm 2021

Chương trình giao lưu trực tuyến trên Báo GD&TĐ điện tử diễn ra từ 9h30 đến 11h sáng 22/7 sẽ giải đáp những vấn đề bạn đọc quan tâm về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021.

Thí sinh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Văn Lang
Thí sinh nộp hồ sơ vào Trường ĐH Văn Lang

Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời:

PGS. TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng);

TS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (TP Hồ Chí Minh);

ThS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm thông tin và truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành 2 đợt.

Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021 trong tình hình dịch. Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh lịch xét tuyển đã dự kiến tại Công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH để có thể xét tuyển chung từ kết quả của cả 2 đợt thi, như đã thực hiện năm 2020.

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh 2021 là, sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng phương thức trực tuyến.

Trên tinh thần đó, các cơ sở giáo dục đại học cũng sẵn sàng điều chỉnh, thực hiện công tác tuyển sinh phù hợp với kế hoạch thi tốt nghiệp THPT 2021, đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Vì thế, thí sinh không lo “mất chỗ” khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các vị khách mời sẽ tư vấn cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về công tác tuyển sinh, xét tuyển năm 2021.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây hoặc gửi hộp thư email: gdtddientu@gmail.com

Các chuyên gia, nhà giáo hướng dẫn thí sinh cách dự tuyển vào trường đại học, cao đẳng năm 2021 ảnh 1
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)

ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Giám đốc Trung tâm thông tin và truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội

TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, TPHCM

Bạn đọc

Bạn Myhanh9@...:

Dịch Covid-19 khiến tình hình kinh tế gia đình em tương đối khó khan. Nhà trường có quỹ hỗ trợ nào dành cho SV gặp khó khăn do Covid-19 không ạ?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Nhằm chia sẻ khó khăn cùng phụ huynh và sinh viên trong thời điểm toàn dân phòng chống dịch bệnh COVID-19, Trường ĐH Văn Lang thực hiện hỗ trợ 10% học phí học kỳ 3 năm học 2020 – 2021.

Mới đây một số khoa cũng đã chủ động hỗ trợ đối với những bạn sinh viên ở các tỉnh đang bị kẹt lại thành phố và gặp khó khăn trong việc xoay xở chi phí nhà trọ, lương thực - thực phẩm trong tình hình khu vực trọ bị phong tỏa, tạm cách ly. Ngoài ra, Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên của Trường ĐH Văn Lang cũng tiến hành phát động, đóng góp hỗ trợ đàn em về các nhu yếu phẩm cho những sinh viên khó khăn.

 

Bạn đọc

Bạn Anhduong68@...:

Hiện nay mức học phí giữa các trường có sự chênh lệch rất lớn. Thầy cho em hỏi: Vậy có phải những trường nào học phí cao thì học chất lượng sẽ tốt hơn và tốt nghiệp ra trường thì dễ kiếm việc làm hơn không ạ?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Thí sinh tự tin chọn ngành học tại trường ĐH Văn Lang
Thí sinh tự tin chọn ngành học tại trường ĐH Văn Lang

 

Mức học phí cao không chỉ bởi các chương trình đào tạo chất lượng đem lại mà còn bao gồm việc tạo ra môi trường học tập tốt nhất từ xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế; các phòng học đặc trưng phù hợp và hiện đại; các chính sách chăm sóc, hỗ trợ sinh viên hết mực,..

Đối với vấn đề việc làm sau khi tốt ngiệp, ngoài tấm bằng đại học thì sự cố gắng của bản thân và kinh nghiệm thực tiễn là điều quan trọng hơn cả. Và tại Trường ĐH Văn Lang, không chỉ chất lượng đào tạo được chú trọng mà việc tạo ra các hoạt động, chương trình học thuật, sự kiện để nhằm trau dồi kinh nghiệm cho sinh viên ngay trong quá trình học cũng là một trong những yếu tố nổi bật của trường.

 

Bạn đọc

Bạn camnhung2k@...:

Em nghe nói, nhiều nơi không muốn tiếp nhận SV học ngành Y ở các trường tư thục. Không biết thực hư thế nào? Học ngành Y do các trường tư thục đào tạo thì cơ hội việc làm ra sao, thưa thầy?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Hiện nay, chưa có thông tin chính thức nào về việc không tiếp nhận sinh viên học ngành Y đến từ các trường tư thục. Vì vậy ý kiến trên là không chuẩn xác.

Theo tôi được biết sắp tới đây sẽ thành lập Hội đồng y khoa quốc gia và Hội đồng này sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực y khoa dành cho tất cả những SV tốt nghiệp ngành Y trước khi hành nghề. Do đó, lợi thế sẽ cân bằng cho tất các SV ngành Y thuộc trường công lập hay tư thục. Nên em yên tâm.

Về cơ hội việc làm khi học ngành Y do các trường tư thục đào tạo, với ngành y tại Trường ĐH Văn Lang, nhà trường có những chính sách hỗ trợ về đào tạo và việc làm cho sinh viên như: liên kết với nhiều bệnh viện lớn tại TPHCM: BV Gia Định, BV Răng Hàm Mặt TPHCM, BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, Bệnh viện ĐH Y Dược… để các em có thể tham gia kiến tập ngay từ năm nhất, nâng cao cơ hội việc làm sau này. Trong lễ khánh thành khu thực hành khoa Răng Hàm Mặt của trường, Ban Lãnh đạo bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM cũng cam kết đồng hành, sẵn sàng tiếp nhận những bác sĩ tương lai xuất sắc từ Trường ĐH Văn Lang, đồng thời, tạo điều kiện cho các bạn có một môi trường thực hành và làm việc thật tốt.

Ở Trường ĐH Văn Lang, trong khối ngành sức khỏe hiện đang đào tạo 4 ngành: Răng Hàm Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay và không cần phải quá lo lắng về vấn đề việc làm.

Bạn đọc

Bạn letrung2k3@...:

Em có bạn thân đang thuộc diện F0. Bạn em đã nộp hồ sơ xét tuyển sinh vào trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng theo hình thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nếu bạn không thể dự thi tốt nghiệp THPT ở đợt 2 này thì bạn có cơ hội nào để xét tuyển sinh vào trường không, thưa thầy?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Sinh viên khóa 15 PFIEV, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng bảo vệ khóa luận online từ nước Pháp và Canada.
Sinh viên khóa 15 PFIEV, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng bảo vệ khóa luận online từ nước Pháp và Canada.

 

Thầy rất xúc động trước sự lo lắng, chia sẻ sự của em đối với hoàn cảnh hiện nay của bạn. Em động viên bạn yên tâm điều trị, phối hợp tốt với y bác sĩ trong thực hiện phác đồ điều trị để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đối với bạn em, sức khỏe nên là ưu tiên hàng đầu trong lúc này.

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên quyền lợi của những HS như bạn em sẽ được đảm bảo. Ở đợt 1, những HS diện F0 sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp nếu không có nguyện vọng đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT ở đợt 2 để sử dụng kết quả thi tham gia xét tuyển sinh ĐH. Vì vậy, nếu các em được đặc cách xét tốt nghiệp thì các em có thể đăng ký xét tuyển theo học bạ bổ sung vào các ngành còn thiếu chỉ tiêu của Trường. Thời gian nhận hồ sơ đến 30/7/2021.

Bạn đọc

Bạn Minhtule@...:

Bên cạnh một số trường công lập đào tạo ngành y truyền thống, hiện nay nhiều trường ĐH tư thục cũng mở đào tạo một số ngành liên quan đến y tế. Em thấy học phí học ngành y rất cao. Không biết học phí học ngành y giữa trường công lập và tư thục chênh lệch thế nào?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Chào em,

Trường ĐH Văn Lang hiện đang đào tạo 4 ngành, gồm Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Năm 2021, Trường dự kiến mở thêm một số ngành như Y khoa, Y học cổ truyền.

Học phí luôn là câu chuyện được phụ huynh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh.

Đối với Trường ĐH Văn Lang chính sách học phí minh bạch, được công bố từ đầu khóa để thí sinh, phụ huynh cân nhắc trước khi nhập học.

Trước khi nhập học học kỳ đầu tiên, thí sinh trúng tuyển được thông báo về mức học phí tín chỉ của Trường ĐH Văn Lang áp dụng cho khóa nhập học đó + thông tin tổng số tín chỉ cần hoàn thành trong toàn khóa học + chính sách học phí áp dụng cho khóa học.

Trong học kỳ đầu tiên, nhà trường quy định số môn học cần hoàn thành trong học kỳ và số học phí tương ứng. Trong các học kỳ sau, mỗi sinh viên chủ động đăng ký môn học tương ứng với số tín chỉ (tối thiểu 14 tín chỉ, tối đa không quá 22 tín chỉ). Căn cứ vào đơn giá tín chỉ, bạn sẽ tính được số học phí cần đóng trong mỗi học kỳ.

Mức học phí dự kiến cho khóa 27, nhập học năm nay, mức học phí dao động trong khoảng 20 đến 27 triệu đồng/học kỳ tùy ngành học; riêng ngành Răng Hàm Mặt, mức học phí dự kiến từ 80 đến 90 triệu đồng/học kỳ.

Hàng năm, các ngành đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo kỹ năng, trang bị thêm trang thiết bị, bổ sung các dịch vụ tiện ích,… nhằm bảo đảm giá trị tăng thêm cho sinh viên khi học tập tại Trường ĐH Văn Lang. Do đó, mức học phí của những năm sau có thể sẽ thay đổi nhưng sẽ tăng không quá 8% mức học phí tiêu chuẩn.

Thí sinh tìm hiểu thông tin ngành đào tạo của Trường ĐH Văn Lang.

Thí sinh tìm hiểu thông tin ngành đào tạo của Trường ĐH Văn Lang.

Bạn đọc

Bạn Lê Thi – TP. HCM:

Có gì khác nhau trong chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình đại trà của nhà trường, thưa thầy?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Điểm khác biệt của chương trình Chất lượng cao (CLC) so với chương trình đại trà: Giảng viên được đào tạo từ các nước tiên tiến; môi trường học tập, nghiên cứu tốt; chương trình đào tạo được cải tiến, chú trọng phát triển kỹ năng và năng lực người học; tối thiểu 10% học phần cơ sở ngành và chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh; Được hỗ trợ khóa học tiếng Anh tăng cường và lệ phí cho một lần thi TOEIC quốc tế ở kỳ thi do Trường phối hợp với các Trung tâm khảo thí hợp pháp tổ chức.

SV thuộc gia đình khó khăn được Nhà trường hỗ trợ lãi suất vay phục vụ học tập trong thời gian khóa học tại trường (quy định tại đề án tuyển sinh). SV tốt nghiệp loại Khá trở lên được hỗ trợ giới thiệu việc làm. Ngoài ra, SV CLC còn được ưu tiên: Xét chọn ở KTX, Xét chọn, hỗ trợ kinh phí tham gia nghiên cứu khoa học; Xét chọn, giới thiệu đi học tiếp ở nước ngoài theo chương trình trao đổi SV; Xét nhận học bổng do cá nhân/tổ chức tài trợ cho SV có thành tích học tập xuất sắc và kết quả rèn luyện Tốt.

Ngày 17/12/2020, đại diện công ty Logi VietFrance; TS. Lê Quốc Huy-Phụ trách chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và SV nhận học bổng ký kết thỏa thuận.
Ngày 17/12/2020, đại diện công ty Logi VietFrance; TS. Lê Quốc Huy-Phụ trách chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và SV nhận học bổng ký kết thỏa thuận.

 

Bạn đọc

Bạn Ngô Ái Vân – Vũng Tàu:

Em được biết Trường ĐH Văn Lang có tuyển sinh ngành thanh nhạc, vậy hình thức xét tuyển có khác với các nhạc viện không ạ? Học phí ngành này thế nào?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Chào Ái Vân,

Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh 56 ngành đào tạo trong đó có ngành Thanh nhạc mà em quan tâm. Đối với ngành Thanh nhạc, nhà trường sẽ xét tuyển và kết hợp thi tuyển kỳ thi năng khiếu.

- Tổ hợp môn khi xét tuyển ngành Thanh nhạc là N00: Văn – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2. ( trong đố môn Năng khiếu 2 x 2)

- Điểm thi môn Văn, các bạn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả Học bạ THPT.

  • Về 2 môn năng khiếu thí sinh có thể thi năng khiếu tại Đại học Văn Lang hoặc dùng điểm thi năng khiếu của 4 trường đại học khác để xét tuyển gồm: Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nhạc viện TP. HCM; Viện Âm nhạc Hà Nội; Học Viện âm nhạc Huế.
  • Nếu thi năng khiếu Âm nhạc tại Văn Lang, thí sinh sẽ trải qua 2 môn thi là:
  1. Môn Ký xướng âm Đọc nhạc: Thí sinh nhận bài nhạc ở trình độ tương đương tốt nghiệp trung cấp âm nhạc và đọc bài nhạc (đúng cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc). Nghe nhạc: Thí sinh nghe một bản nhạc và ghi lại đúng bản nhạc (cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc).
  2. Môn Năng khiếu chuyên ngành: Thí sinh trình bày 3 – 4 tác phẩm tự chọn theo yêu cầu (dân ca Việt Nam, dân ca nước ngoài, ca khúc nghệ thuật). Năm 2021, Văn Lang tổ chức kỳ thi năng khiếu Âm nhạc online, vì vậy với mỗi nội dung thi, thí sinh quay 1 video clip với định dạng file MP4. Thí sinh gửi bài dự thi qua email: thinangkhieu@vanlanguni.edu.vn.

Học phí của trường năm nay cho các ngành hầu như không thay đổi so với khóa 26 - tuyển sinh năm 2020. Ngành Thanh nhạc cũng vậy. Em có thể tham khảo thêm học phí khóa 26 trên trang web của trường nhé.

Bạn đọc

Bạn Truonganh@...:

Thưa thầy, nếu các trường ĐH đều tổ chức xét tuyển sinh khi thí sinh dự thi xong ở cả 2 đợt thì những bạn thi đợt 2, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như em có cần lưu ý gì đặc biệt không?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Như thầy đã có trả lời với một bạn đã hỏi trên kia, khả năng rất cao là Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT chung cho cả 2 đợt thi. Độ khó của cả 2 đợt thi cũng sẽ tương đương nhau. Như vậy, có thể nói rằng các em thi ở cả 2 đợt thi đều bình đẳng như nhau trong tất cả các loại hình xét tuyển, kể cả trong xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Bạn đọc

Bạn honghoa***@gmail.com:

Cả nhà em làm sư phạm. Em cũng thuộc diện học giỏi nên bố mẹ em muốn em theo nghề và đề nghị em điều chỉnh nguyện vọng vào sư phạm sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, em không thích làm cô giáo. Em chưa biết quyết định như thế nào, rất mong nhận được lời khuyên của thầy?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào em,

Sư phạm là ngành học mơ ước của khá nhiều người, trong đó có các bậc phụ huynh. Em nói em không thích làm cô giáo, vậy đã có khi nào em ngồi cùng bố mẹ để chia sẻ về điều này chưa?

Nếu chưa, hãy thử làm “triệu tập viên” một lần để có thể mời bố mẹ ngồi thảo luận nghiêm túc về vấn đề này. Nút thắt ở đây sẽ là mẫu thuẫn giữa việc “em không thích” và “bố mẹ muốn”.

Không phải ai học giỏi cũng vào sư phạm, còn vào sư phạm thì cần học giỏi mới có thể đáp ứng tốt được công việc sau này. Vậy cần làm rõ điều bố mẹ muốn có thực sự phù hợp với em hay không.

Sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội nhận giải Nhì Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020
Sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội nhận giải Nhì Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020

 

Ở khía cạnh còn lại, nếu em không thích học sư phạm thì em thích học ngành nghề nào? Và cũng cần làm rõ, điều em thích có thực sự phù hợp với năng lực của em và điều kiện gia đình hay không? Nhận định hướng phát triển khi ra trường như thế nào?

Vẫn biết, cần ưu tiên lựa chọn theo đam mê, sở thích nhưng sự phù hợp với năng lực, hoàn cảnh cũng là yếu tố rất quan trọng khi quyết định gắn bó với một ngành học.

Nếu em và gia đình có thể ngồi lại với nhau để giải đáp thỏa đáng các vấn đề trên thì mọi chuyện sẽ rất thuận lợi. Để buổi “đàm đạo” có thể diễn ra suôn sẻ, em có thể tính đến việc mời thêm “trọng tài” là một người thân nào đó có kinh nghiệm và tiếng nói nữa nhé.

Chúc em thành công!

Bạn đọc

Bạn minhkhang***@gmail.com:

Em hơi lo lắng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, vì em làm bài không được tốt. Em rất lo nếu bị trượt đại học. Thầy cho em lời khuyên?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào Minh Khang,

Không phải ai đi thi cũng đều có được kết quả như mong muốn. Vì vậy, em hãy tạm gác lo lắng lại để tỉnh táo và có được lựa chọn thông minh nhất.

Đầu tiên, em sẽ có cơ hội để điều chỉnh nguyện vọng của mình. Vẫn với nguyên tắc lựa chọn những ngành mà em yêu thích và cảm thấy phù hợp với điều kiện của cá nhân và gia đình. Cố gắng, trong danh mục nguyện vọng của em có 3 nhóm ngành với điểm chuẩn các năm: cao hơn điểm thi từ 1-3 điểm; tương đương với điểm thi; thấp hơn điểm thi từ 1-4 điểm.

Nếu điểm thi quá thấp, em có thể đăng ký xét tuyển học bạ. Rất nhiều trường có lựa chọn này cho các thí sinh.

Trong trường hợp em vẫn mong muốn học ngành mà em yêu thích nhưng điểm chuẩn quá cao. Hãy nghĩ đến một hệ đào tạo đang mở rất nhiều cơ hội học tập cho mọi người – đào tạo từ xa, trực tuyến.

Tại Trường ĐH Mở Hà Nội, cùng với 17 ngành tuyển sinh hệ chính quy thì còn có 10 ngành tuyển sinh hệ từ xa, trực tuyến. Ưu điểm là thời gian và không gian học tập linh hoạt, phù hợp với tất cả mọi đối tượng tham gia học tập. Em có thể truy cập cổng thông tin tuyển sinh của Trường để tham khảo thêm thông tin: https://tuyensinh.hou.edu.vn

Bạn đọc

Bạn Trunghoa***@gmail.com:

Thầy cho em hỏi, trường mình đã đạt kiểm định chất lượng chưa ạ? Năm nay trường có tuyển sinh bổ sung các đợt không ạ? Nếu có thì tuyển sinh đến khi nào?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Sinh viên đăng ký nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020
Sinh viên đăng ký nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020

 

Chào em!

Trường ĐH Mở Hà Nội được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ năm 2018. Trường cũng thường xuyên tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo cũng như các điều kiện khác để tăng cường chất lượng đào tạo.

Năm 2021, Trường tuyển sinh 3.400 chỉ tiêu, trong đó 3.200 dành cho xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, 200 dành cho xét tuyển học bạ. Trường ĐH Mở Hà Nội sẽ xét tuyển theo các mốc thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo cơ hội cho tất cả các thí sinh. Trong trường hợp tuyển đợt 1 chưa đủ chỉ tiêu, Nhà trường sẽ xem xét để tuyển sinh bổ sung.

Riêng đối với xét tuyển học bạ, Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký của thí sinh trước ngày 19/8/2021.

Bạn đọc

Bạn huyenle***@gmail.com:

Hầu hết các trường đều xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau. Em chỉ đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nên hơi lo lắng. Không biết trường mình có nhiều chỉ tiêu cho phương thức này hay không?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào em,

Năm 2021, Trường ĐH Mở Hà Nội dành 3200/3400 chỉ tiêu của 17 ngành để xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Do vậy, em và các bạn thí sinh khác có rất nhiều cơ hội để đăng ký xét tuyển vào Trường.

Cùng với đó, em vẫn có thể có cơ hội đăng ký xét tuyển học bạ vào các ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thực phẩm của trường. Em có thể vào cổng thông tin tuyển sinh https://tuyensinh.hou.edu.vn để có thông tin chi tiết.

Bạn đọc

Bạn Hoàng Thị Mai Ngọc, tỉnh Thái Nguyên:

Em thấy rất nhiều bạn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Việc này có cần thiết không? Theo thầy, những trường hợp nào nên và không nên điều chỉnh nguyện vọng?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Các bạn thí sinh nên cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển khi phát hiện ra một trong các trường hợp sau: Lựa chọn các ngành đăng ký chưa phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình; Sắp xếp thứ tự nguyện vọng chưa phù hợp; Tìm hiểu thấy ngành mới phù hợp hơn với bản thân; Kết quả thi tốt nghiệp THPT có sự thay đổi lớn so với dự tính ban đầu.

Kết quả điều chỉnh nguyện vọng nên hướng tới mục tiêu đỗ vào ngành mà bạn yêu thích, có cơ hội việc làm tốt, phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình.

Bạn đọc

Bạn Vuquocthang@...:

Thầy cho em hỏi, cơ cấu chỉ tiêu của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng dành cho các phương thức xét tuyển cụ thể thế nào ạ?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả thi THPT khoảng 55%, các phương thức khác 45%. Chi tiết cụ thể cho từng hình thức xét tuyển, em có thể tham khảo tại Đề án tuyển sinh của nhà trường, đăng tải trên website của trường tại địa chỉ http://dut.udn.vn/ hoặc http://ts.udn.vn.

SV Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng liên tục đạt giải cao tại cuộc thi EPIC (Engineering Projects in Community Service – Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng)
SV Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng liên tục đạt giải cao tại cuộc thi EPIC (Engineering Projects in Community Service – Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng)

 

Bạn đọc

Bạn phanthiet***@gmail.com:

Nếu em quên tài khoản và mật khẩu để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển thì có được cấp lại không?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Em có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau để được cấp lại mật khẩu:

- Truy cập vào hệ thống http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn và nhấn vào đường dẫn “Quên mã đăng nhập?” và làm theo hướng dẫn.

- Liên hệ với Điểm tiếp nhận hồ sơ (nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi) để đề nghị cấp lại. Khi đi nhớ mang theo giấy tờ tùy thân theo quy định.

Bạn đọc

Bạn hieuhien***@gmail.com:

Em muốn bổ sung nguyện vọng xét tuyển vào trường thì đến trường ĐH đăng ký hay như thế nào?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

- Nếu em muốn bổ sung nguyện vọng xét tuyển học bạ thì có thể đăng ký trực tuyến và làm theo hướng dẫn tại đây: https://tuyensinh.hou.edu.vn/tintucchitiet/BT304/

- Nếu muốn bổ sung nguyện vọng xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT thì sau khi có kết quả thi, em sẽ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển tối đa 3 lần trong khoảng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Có 2 trường hợp xảy ra:

+ Nếu em bổ sung nguyện vọng vào Trường ĐH Mở Hà Nội và bớt đi nguyện vọng vào trường khác (số lượng nguyện vọng sau điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đăng ký ban đầu): Em có thể sử dụng sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh tại: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn/

+ Nếu sau khi bổ sung mà số lượng nguyện vọng lớn hơn số lượng đăng ký ban đầu thì em cần đến Điểm tiếp nhận hồ sơ (nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi)  để làm thủ tục bổ sung kinh phí tương ứng; sau khi cán bộ tại Điểm thu nhận hồ sơ bổ sung số lượng nguyện vọng của em vào hệ thống thì em có thể thực hiện bổ sung nguyện vọng trực tuyến như cách làm trên tại địa chỉ: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn/

Bạn đọc

Bạn leviettu@...:

Hiện, một trường ĐH có tổ chức thi năng khiếu bằng hình thức online. Vậy hình thức thi này như thế nào và kết quả có được dùng để xét tuyển vào những trường khác không, thưa thầy?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Như chúng ta đã biết, năm 2021 là một năm nhiều biến động vi tình hình dịch Covid-19. Vì vậy việc giảng dạy, học tập cũng như các kỳ thi cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho thí sinh. Tại Trường ĐH Văn Lang, chúng tôi tổ chức kỳ thi năng khiếu Vẽ, Âm nhạc và Sân khấu điện ảnh cho thí sinh xét tuyển vào các nhóm ngành năng khiếu tại trường. Đây là năm thứ 2, Văn Lang tiên phong tổ chức kỳ thi năng khiếu Vẽ và năng khiếu Âm nhạc bằng hình thức online và là năm đầu tiên tổ chức thi online cho kỳ thi năng khiếu Sân khấu điện ảnh.

SV ngành Thanh nhạc tại Trường ĐH Văn Lang

SV ngành Thanh nhạc tại Trường ĐH Văn Lang

Đối với hình thức thi online của kỳ thi Vẽ và Sân khấu điện ảnh, các bạn thí sinh sẽ nhận đề thi thông qua email, hoàn thành bài dự thi tại nhà và gửi về cho trường. Sau đó các bạn sẽ trải qua vòng phỏng vấn online với các thầy cô trong hội đồng chuyên môn. Với kỳ thi năng khiếu Âm nhạc, các bạn thí sinh cần tiến hành quay video thực hiện bài thi tại nhà, gửi về Trường Đại học Văn Lang trước ngày 18/7 để Hội đồng tiến hành thẩm định.

Về việc dùng kết quả kỳ thi năng khiếu xét tuyển vào các trường thì sẽ phụ thuộc vào quy định tuyển sinh của mỗi trường. Các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin thông tin tuyển sinh của trường để có quyết định cho mình.

Riêng đối với Trường ĐH Văn Lang, bên cạnh việc sử dụng kết quả kỳ thi năng khiếu do Văn Lang tổ chức, chúng tôi còn mở ra cơ hội xét tuyển cho thí sinh thông qua việc chấp nhận kết quả thi năng khiếu của một số trường như sau:

  • Đối với thi năng khiếu Vẽ, thí sinh có thể sử dụng điểm thi năng khiếu của 6 trường, gồm: Trường ĐH Kiến trúc TPHCM, Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Nghệ thuật – Đại học Huế.
  • Đối với thi năng khiếu Âm nhạc, thí sinh có thể dùng điểm thi năng khiếu của 4 trường đại học khác để xét tuyển cho ngành Thanh nhạc và Piano, gồm: Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nhạc viện TPHCM; Viện Âm nhạc Hà Nội; Học Viện âm nhạc Huế.
  • Đối với thi năng khiếu sân khấu điện ảnh - thí sinh có thể dùng kết quả của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM và Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Bạn đọc

Bạn phuonghieu***@gmail.com:

Trước em đăng ký xét tuyển 5 ngành trong một trường. Nay nhiều người tư vấn là em nên chọn ngành, rồi chọn trường. Nếu chọn ngành thì sau khi biết điểm, em có được điều chỉnh theo hướng: Chọn một ngành ở nhiều trường đào tạo khác nhau hay không. Thầy cho em lời khuyên với ạ?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào Hiếu!

Việc xét tuyển nhiều ngành trong một trường xảy ra rất nhiều mà hầu hết là với mong muốn “đỗ cho bằng được trường A vì trường đó rất danh giá”. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vào học mới thấy mình không có hứng thú với ngành học đã trúng tuyển; chuẩn bị ra trường thì không tìm thấy cơ hội việc làm đúng chuyên ngành…

Bởi vậy, em cần xác định mục tiêu chính của mình khi đăng ký xét tuyển đại học là gì? Có phải là mong muốn sau này được làm việc mình yêu thích? Có được thu nhập để trang trải cuộc sống? Có cơ hội phát triển sự nghiệp?

Nếu câu trả lời của em là “Đúng” thì việc đầu tiên cần tìm hiểu xem mình yêu thích, đam mê những công việc thuộc lĩnh vực nào? Sau đó lựa chọn ra những ngành học để ra trường có thể đáp ứng những công việc đó.

Điều đó đồng nghĩa với việc em nên ưu tiên chọn ngành hơn là chọn trường. Em có thể có vài sở thích, đam mê, vì vậy có thể chọn 1 vài ngành ở nhiều trường khác nhau để đăng ký điều chỉnh.

Chúc em thành công!

Sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội thực hành nghiệp vụ khách sạn tại Phòng thực hành chuẩn 5 sao của Trường
Sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội thực hành nghiệp vụ khách sạn tại Phòng thực hành chuẩn 5 sao của Trường
Bạn đọc

Bạn Tuantu9@...:

Em dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 1 nhưng em làm bài không được tốt lắm. Em lại sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh. Thầy cho em lời khuyên nên điều chỉnh nguyện vọng như thế nào?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Đầu tiên, em tham khảo phổ điểm thi THPT năm nay so với 2 năm gần nhất để đánh giá mức độ khó của đề thi và chất lượng thí sinh giữa các năm. Sau đó, so sánh điểm thi của mình với điểm trúng tuyển 2 năm gần đây nhất của ngành dự định xét tuyển (được công bố ở đề án tuyển sinh các trường) để biết cơ hội trúng tuyển của mình.

Khi đăng ký điều chỉnh nguyện vọng, nên chọn các ngành có cơ hội trúng tuyển cao (những ngành có điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất thấp hoặc không cao hơn nhiều so với điểm thi THPT dùng để xét tuyển của thí sinh), sau đó sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên theo sở thích của thí sinh và theo cơ hội trúng tuyển (theo điểm trúng tuyển của các năm trước từ cao xuống thấp).

Bạn đọc

Bạn Vân Anh – Thừa Thiên Huế:

Em đăng ký xét tuyển bằng học bạ. Nếu trúng tuyển hình thức này rồi thì có được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 không?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Chào Vân Anh, hiện nay các trường đại học có nhiều phương thức xét tuyển cho thí sinh lựa chọn, trong đó có phương thức xét tuyển bằng học bạ. Em cần lưu ý là xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển bằng điểm thi THPT là hai phương thức xét tuyển độc lập, song song và không ảnh hưởng kết quả của nhau. Thí sinh có thể cùng lúc đăng ký xét tuyển nhiều phương thức để tăng khả năng trúng tuyển của mình.

Như vậy, nếu em đã đạt mức điểm của phương xét thương thức xét học bạ, thì em vẫn có thể đăng ký xét tuyển bằng phương thức xét điểm thi THPT. Tuy nhiên, em cần lưu ý, dù xét tuyển bằng phương thức nào thì thí sinh cũng phải đảm bảo mình được công nhận tốt nghiệp THPT.

Bạn đọc

Bạn Minh Hằng – Bình Dương:

Hiện em rất thích ngành Quan hệ công chúng, nhưng mẹ em lại bảo học ngành Truyền thông đa phương tiện thì sẽ có cơ hội việc làm cao hơn. Xin thầy tư vấn giúp em.
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Tôi rất chia sẻ với những lo lắng này của phụ huynh em Minh Hằng

Theo khảo sát năm 2020 Trường ĐH Văn Lang có 95% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. Riêng với ngành Quan hệ công chúng được Văn Lang tiên phong đào tạo bậc đại học từ năm 2007, thì tỉ lệ sinh viên có việc làm gần như cao nhất trường.

Trên nền tảng phát triển vững mạnh của Khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông, Trường Đại học Văn Lang mới mở tuyển sinh thêm ngành Truyền thông đa phương tiện cùng với 2 ngành khác là Quan hệ quốc tế và Thương mại điện tử.

Ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông Đa phương tiện đều thuộc lĩnh vực truyền thông, năng động và sáng tạo cao, nên dù chọn ngành nào em cũng có thể tự tin đáp ứng thị trường lao động trong tương lai. Tuy nhiên, tôi nghĩ khi chọn một ngành nghề nào đó thì mình phải có đủ yêu thích thì trong quá trình học tập sẽ có động lực cố gắng, chính điều đó sẽ mở ra cơ hội việc làm của em trong tương lai. Theo lời khuyên của tôi em nên chia sẻ với quý phụ huynh về tâm tư nguyện vọng của mình, để theo đuổi đam mê của mình.

TS Võ Văn Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang) tư vấn tuyển sinh cho học sinh. Ảnh tư liệu NTCC

TS Võ Văn Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang) tư vấn tuyển sinh cho học sinh. Ảnh tư liệu NTCC

Bạn đọc

Bạn myle***@gmail.com:

Trường ĐH Mở Hà Nội có đào tạo ngành thương mại điện tử không ạ? Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp, em muốn bổ sung nguyện vọng xét tuyển vào ngành này của trường mình?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Từ năm 2019, Trường ĐH Mở Hà Nội chính thức đào tạo Ngành Thương mại Điện tử và được nhiều thí sinh tin tưởng và lựa chọn. Năm 2021, Trường dự kiến tuyển 80 chỉ tiêu ngành này theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp và trong thời gian Bộ GD&ĐT cho phép, em có thể bổ sung nguyện vọng xét tuyển vào Ngành Thương mại Điện tử của Trường ĐH Mở Hà Nội với các thông tin Mã ngành: 7340122; mã Trường: MHN.

Bạn đọc

Bạn Trần Tuấn – TP. HCM:

Con tôi dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 2. Trước đó, cháu đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao của trường. Ngành này có điểm trúng tuyển khá cao. Theo thầy, cháu có nên tham khảo phổ điểm thi ở đợt 1 không để điều chỉnh nguyện vọng?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức tư vấn tuyển sinh trực tuyến
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức tư vấn tuyển sinh trực tuyến

 

Kết quả thi THPT năm 2020 cho thấy phổ điểm của các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng của 2 đợt thi khá giống nhau. Lý do là đề thi tốt nghiệp THPT ở cả 2 đợt thi có độ khó tương đương nhau. Số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 2 cũng đủ lớn nên phổ điểm cả 2 đợt sẽ không có nhiều khác biệt.

Đối với tổ hợp xét tuyển A00, sự khác nhau giữa điểm trung bình và điểm có nhiều thí sinh đạt nhất giữa 2 đợt thi là không có sự khác nhau nhiều, do đó phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo thêm phổ điểm thi ở đợt 1 như một kênh thông tin để điều chỉnh nguyện vọng.

Bạn đọc

Bạn Phùng Phú Hoà, tỉnh Bắc Giang:

Rất nhiều người nói, cần có chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Thầy chia sẻ cụ thể cho em về vấn đề này với ạ, để sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT em sẽ áp dụng?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào Hòa!

Trước khi thực hiện “chiến thuật” điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, em cần đánh giá lại “danh mục” nguyện vọng của mình với điều kiện, nhu cầu, đam mê cá nhân và kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng trong các trường hợp sau: Lựa chọn các ngành đăng ký chưa phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình; Sắp xếp thứ tự nguyện vọng chưa phù hợp; Tìm hiểu thấy ngành mới phù hợp hơn với bản thân; Kết quả thi Tốt nghiệp THPT có sự thay đổi lớn so với dự tính ban đầu.

Khi điều chỉnh nguyện vọng, em có thể tham khảo những nguyên tắc sau đây:

- Tìm hiểu kỹ về ngành học, ưu tiên chọn ngành hơn là chọn trường.

-  Chia các ngành đã đăng ký và dự kiến đăng ký thêm làm 3 nhóm theo mức điểm chuẩn trung bình các năm: cao hơn (từ 1-3 điểm), tương đương và thấp hơn điểm thi (từ 1-4 điểm) của em. Căn cứ thêm phổ điểm của năm nay để so sánh với các năm trước cho chính xác.

- Nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần về sự phù hợp và yêu thích của bản thân với ngành nghề và trường.

- Nếu điểm thi tốt nghiệp THPT quá thấp, hãy nghĩ đến giải pháp đăng ký xét tuyển học bạ.

Bạn đọc

Bạn Tuongvy9@...:

Em nghe nói, những bạn thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ bị thiệt thòi vì những bạn thi đợt 1 đã được nhà trường xét tuyển hết chỗ. Điều này có đúng không và với Trường ĐH Văn Lang thì thế nào?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Thầy rất chia sẻ với những lo lắng này của thí sinh, song em và các bạn thi tốt nghiệp THPT đợt 2 đừng quá lo lắng mà hãy chuẩn bị thật tốt cho kì thi của mình. Trong bối cảnh tuyển sinh đặc biệt như thế này, các trường đại học sẽ cân nhắc, xem xét để bố trí chỉ tiêu xét tuyển phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh xét tuyển đợt 2 và Trường ĐH Văn Lang cũng thế.

Đặc biệt, năm nay, Bộ có chủ trương chờ có kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2 thì mới xét tuyển chung một lần nên các em thi đợt 2 yên tâm.

Chúc em hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Bạn đọc

Bạn phuonganhvu@...:

Em thích học ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt, nhưng các trường ĐH công lập có mức điểm xét tuyển hàng năm thường cao. Xin thầy tư vấn để em có thể thực hiện nguyện vọng?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Đối với khối ngành sức khỏe đặc biệt là ngành Răng - Hàm – Mặt, Trường ĐH Văn Lang cũng như các trường khác phải luôn tuân thủ đúng quy chế của Bộ GD&ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, cụ thể:

Phương thức học bạ: tổng điểm tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 24,00 điểm + học lực lớp 12 giỏi.

Phương thức xét điểm thi THPT: theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ.

Phương thức xét kết quả thi Đánh giá năng lực: 750 điểm.

Sức khỏe là nhóm ngành được Nhà trường đầu tư rất lớn. Năm nay, chúng tôi tiếp tục đầu tư cho hệ thống phòng thực hành, khánh thành bệnh viện, phòng khám của riêng Văn Lang, tạo điều kiện để các em trải nghiệm môi trường làm việc ngay trong khuôn viên trường học.

SV ngành Răng Hàm Mặt VLU.
SV ngành Răng Hàm Mặt VLU.
Bạn đọc

Bạn hoatuyen***@gmail.com:

Em chào thầy! Thầy cho em hỏi, thời điểm này nhà trường còn xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT không ạ?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào em!

Trường ĐH Mở Hà Nội xét tuyển học bạ với 200 chỉ tiêu cho 3 ngành gồm: Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Thiết kế Công nghiệp.

Trước ngày 19/8/2021, em có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến và làm theo hướng dẫn tại đường dẫn sau: https://tuyensinh.hou.edu.vn/tintucchitiet/BT304/

Chúc em thành công!

Bạn đọc

Bạn Bình Phương – TP. HCM:

Thầy cho em hỏi, em có sức học loại khá thì nên đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào ngành Quan hệ công chúng như thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

SV ngành Quan hệ công chúng Trường ĐH Văn Lang. Ảnh tư liệu NTCC
SV ngành Quan hệ công chúng Trường ĐH Văn Lang. Ảnh tư liệu NTCC

Chào em, vì là trường ĐH học đầu tiên tại miền Nam đào tạo ngành Quan hệ Công chúng nên có rất nhiều thí sinh quan tâm và đăng ký vào ngành này ở Văn Lang

Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang xét tuyển ngành Quan hệ Công chúng theo 4 phương thức: Xét tuyển kết quả thi THPT 2021; kết quả học bạ THPT; kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM; và xét tuyển thẳng.

Bên cạnh kì thi tốt nghiệp THPT, để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích tại Trường ĐH Văn Lang, em có thể xét tuyển bằng điểm học bạ THPT và điểm thi Đánh giá năng lực - ĐHQG TPHCM.

Như tôi thông tin ở trên, đợt nhận hồ sơ gần nhất tại Văn Lang đến hết 27/7/2021 và các đợt xét tuyển tiếp theo, sẽ theo thông báo của Trường.

Bạn đọc

Bạn Bình Minh – Quảng Nam:

Nếu thời điểm này, sử dụng kết quả học bạ để tham gia xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng thì có kịp không, có nhiều cơ hội trúng tuyển không, thưa thầy?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Hiện nay Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đang tổ chức thu hồ sơ và xét tuyển học bạ bổ sung cho 5 ngành Kỹ thuật nhiệt (Chất lượng cao), Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Chất lượng cao), Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (hệ đại trà) và Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV).

Thí sinh muốn xét tuyển có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ http://ts.udn.vn đến hết ngày 30/7/2021.

Bạn đọc

Bạn nhuxuan***@gmail.com:

Em băn khoăn không biết có nên điều chỉnh nguyện xọng xét tuyển hay không, mong thầy cho em lời khuyên?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Chào em! Để trả lời cho câu hỏi của em thì chính em sẽ cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Em lựa chọn các ngành đăng ký có phù hợp với năng lực của bản thân và gia đình không?

- Em sắp xếp thứ tự nguyện vọng có phù hợp không?

- Em có thấy ngành mới phù hợp hơn với bản thân không?

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT của em có sự thay đổi lớn so với dự tính ban đầu không?

Nếu một trong số những câu trả lời là “Không” thì em nên cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng. Kết quả điều chỉnh nguyện vọng nên hướng tới mục tiêu đỗ vào ngành mà em yêu thích, có cơ hội việc làm tốt, phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình.

Chúc em thành công!

Bạn đọc

Bạn huonganhnd@...:

Bên cạnh việc xét tuyển theo kết quả học bạ THPT, thì có xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực và điểm thi tốt nghiệp THPT. Với học sinh phải thi tốt nghiệp đợt 2, xin thầy cô tư vấn nên chọn hình thức xét tuyển nào là tốt nhất?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ với những lo lắng này của thí sinh.

Hiện tại Trường ĐH Văn Lang đang tuyển sinh theo 5 phương thức xét tuyển, trong đó xét điểm học bạ THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm ĐGNL của Đại học Quốc gia là các phương thức được các em quan tâm nhiều nhất.

Đối với các em thí sinh thuộc diện thi tốt nghiệp đợt 2, các em cần suy xét phương thức nào sẽ hợp lý và ít ảnh hưởng nhất. Nếu như các em đã tham gia thi ĐGNL rồi thì các em hoàn toàn có thể xét phương thức này vì kết quả sẽ có sớm hơn so với điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, xét tuyển bằng phương thức học bạ THPT cũng là một lựa chọn tối ưu cho thí sinh vào thời điểm này.

Trường ĐH Văn Lang đang nhận hồ sơ học bạ THPT và điểm thi Đánh giá năng lực - ĐHQG TPHCM, đợt nhận hồ sơ gần nhất đến hết 27/7/2021 và các đợt xét tuyển tiếp theo theo thông báo của Trường.

Bạn đọc

Bạn Minhphuongbg@...:

Nếu tổ chức xét tuyển chung cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở cả 2 đợt, các thí sinh nên tham khảo phổ điểm như thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, thưa ông?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Đề thi tốt nghiệp THPT ở cả 2 đợt thi sẽ đều có độ khó tương đương nhau. Số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 2 cũng đủ lớn nên phổ điểm sẽ tương đương với đợt 1. Điều này có thể thấy rõ qua 2 đợt thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Thí sinh nên tham khảo phổ điểm thi của THPT cả nước của cả 2 đợt ở tổ hợp mà mình dự định xét tuyển năm nay và so sánh với phổ điểm tương ứng các năm trước. Cụ thể, gồm điểm trung bình, điểm trung vị và điểm có nhiều thí sinh đạt nhất. Sau đó, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển của ngành thí sinh muốn xét tuyển với điểm trúng tuyển ở 2 năm trước (trong đề án tuyển sinh mà các trường công bố).

Ví dụ thí sinh dự định xét tuyển vào ngành có tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học) thì các em nên tham khảo phổ điểm thi THPT năm 2021 của tổ hợp A00 để xem phổ điểm và điểm trung bình chung cua tổ hợp năm nay (2021) cao hơn hay thấp hơn các năm trước. Tiếp theo tham khảo điểm xét tuyển vào ngành mình đã chọn ở 2 năm trước với tổng điểm thi THPT (của tổ hợp xét tuyển) của thí sinh.

Bạn đọc

Bạn Minhtuan@...:

Thưa thầy, gia đình em nằm trong khu vực phong tỏa nên không tham gia đợt thi tốt nghiệp THPT đợt 1 được mà phải thi vào đợt 2. Em đã đăng ký xét tuyển NV1 vào ngành Thiết kế đồ họa của Trường ĐH Văn Lang. Thầy cho em hỏi, nếu thi đợt 2, em có nhiều cơ hội để được xét tuyển vào trường không?
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

Kính thưa quý vị phụ huynh, các em học sinh

Hiện nay ảnh hưởng của bệnh dịch khá căng thẳng, phức tạp, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thi cử cho các em. Hiểu được tâm lý đó, Bộ GD&ĐT nói chung và Trường ĐH Văn Lang nói riêng cũng đang rất nỗ lực đưa ra các biện pháp hỗ trợ tối ưu nhất cho các em trong giai đoạn căng thẳng này. Cụ thể, năm nay, Bộ đã có chỉ đạo gộp 2 đợt thi tốt nghiệp rồi xét tuyển 1 lần.

Đối với các em thuộc diện thi tốt nghiệp đợt 2, Trường ĐH Văn Lang sẽ luôn có hỗ trợ riêng cho các em, các em đừng quá lo lắng rằng mình sẽ không đủ chỉ tiêu, hay mình không có đủ cơ hội vào Văn Lang. Trường sẽ đưa ra những thông báo cụ thể nhất đối với các em trong thời gian tới, bên cạnh đó các em cũng có thể cân nhắc thêm đến phương thức xét học bạ THPT, thêm một phương thức cũng sẽ giúp các em tăng thêm cơ hội trúng tuyển.

Các phương thức đều độc lập với nhau và không có sự phân biệt giữa phương thức nào cả, hiện tại Trường ĐH Văn Lang đang xét điểm học bạ THPT đợt 4 đến hết ngày 27/7. Các em có thể tham khảo và cân nhắc việc xét thêm phương thức này để tăng thêm cơ hội vào Văn Lang.

Bạn đọc

Bạn ngocanh***@gmail.com:

Dịch bệnh phức tạp thế này, nhà trường có cho phép thi sinh nhập học trực tuyến không? Mong thầy cho biết cụ thể.
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Thí sinh đến nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020
Thí sinh đến nhập học vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2020

 

3 năm trở lại đây, cùng với việc nhập học trực tiếp, Trường ĐH Mở Hà Nội triển khai song song hệ thống hỗ trợ sinh viên nhập học trực tuyến và khuyến khích sinh viên sử dụng hình thức này để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trong trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhà trường sẽ tính đến việc sử dụng triệt để phương án này nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho tân sinh viên.  Vậy nên, bạn hãy yên tâm và sẵn sàng để có thể trở thành sinh viên của Trường ĐH Mở Hà Nội!

Bạn đọc

Bạn Bình Minh – Cần Thơ:

Em thích học ngành báo chí nhưng em được biết hiện nay số trường công lập đào tạo ngành này rất ít nên sẽ cạnh tranh điểm xét tuyển rất cao. Vậy em học trường tư thục rồi đi làm báo có được không? Xin thầy tư vấn giúp em.
TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn

TS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, TPHCM
TS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, TPHCM

 

Trong lực lượng làm báo chuyên nghiệp hiện nay, ngoài các nhà báo tốt nghiệp các trường công lập, vẫn có nhiều nhà báo được đào tạo trong các ngành truyền thông, quan hệ công chúng, văn học ứng dụng ở các trường ngoài công lập. Hơn nữa, nhiều nhà báo vốn được đào tạo đại học các ngành kinh tế, kỹ thuật, khoa học khác… 

Đồng thời, Luật Báo chí cũng quy định người được xét cấp thẻ nhà báo thì phải có bằng ĐH, chứ không phân biệt tốt nghiệp trường công lập hay tư thục.

Tại Trường ĐH Văn Lang, khối ngành truyền thông của nhà trường đã nổi tiếng hơn chục năm nay, có quá trình phát triển bền vững, nhiều nhà báo bước ra từ ngành Quan hệ Công chúng với tài năng nổi bật.

Theo học Quan hệ Công chúng và ngành Văn học ứng dụng tại Văn Lang, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn như kiến thức báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến; Bên cạnh đó là các kỹ năng về hoạt động báo chí, truyền thông hiện đại như: Kỹ năng nghiên cứu, viết, biên tập, tổ chức tòa soạn, tổ chức sự kiện, hội nghị, họp báo, tư vấn chiến lược, sản xuất chương trình video, tổ chức điều tra dư luận xã hội… cùng với các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống, làm việc nhóm…

Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang mở thêm ngành Truyền thông đa phương tiện, thêm một lựa chọn cho thí sinh yêu thích khối ngành PR - Truyền thông. 

Với những ưu thế trong đào tạo nêu trên và từ những trường hợp của nhà báo trong thực tế, các em nên yên tâm về lựa chọn học trường tư thục vẫn đi làm báo được.

Bạn đọc

Bạn mailoan***@gmail.com:

Bộ GD&ĐT đã thống nhất xét tuyển chung một đợt cho cả hai đợt thi tốt nghiệp THPT năm nay. Vậy trường đã chủ động phương án điều chỉnh xét tuyển hay chưa?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm thông tin và truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội
ThS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm thông tin và truyền thông, Trường ĐH Mở Hà Nội

 

Theo chủ trương và yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Mở Hà Nội đã sẵn sàng các phương án xét tuyển để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, không phân biệt tốt nghiệp đợt 1 hay đợt 2.

Năm 2021, nhà trường dành 3.200/3.400 chỉ tiêu của 17 ngành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT nên thí sinh yên tâm là cơ hội rất lớn. Dựa trên điều chỉnh lịch xét tuyển của Bộ GD&ĐT, Nhà trường sẽ công bố công khai trên cổng thông tin tuyển sinh https://tuyensinh.hou.edu.vn để thí sinh và quý phụ huynh cùng theo dõi.

Bạn đọc

Bạn Mỹ Lệ - Đà Nẵng:

Em ở trong khu vực phong tỏa theo chỉ thị 16 nên chuyển sang dự thi tốt nghiệp THTP đợt 2. Với những thí sinh dự thi đợt 2 thì có bị hạn chế gì về quyền lợi tuyển sinh không, thưa thầy?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng học tại xưởng thực hành
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng học tại xưởng thực hành

 

Đề thi tốt nghiệp THPT ở cả 2 đợt thi sẽ đều có độ khó tương đương nhau. Số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 2 cũng đủ lớn nên phổ điểm sẽ tương đương với đợt 1. Điều này có thể thấy rõ qua 2 đợt thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Thí sinh nên tham khảo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT cả nước của cả 2 đợt ở tổ hợp mà mình dự định xét tuyển năm nay và so sánh với phổ điểm tương ứng các năm trước. Cụ thể, gồm điểm trung bình, điểm trung vị và điểm có nhiều thí sinh đạt nhất. Sau đó, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển của ngành thí sinh muốn xét tuyển với điểm trúng tuyển ở 2 năm trước (trong đề án tuyển sinh mà các trường công bố).

Ví dụ thí sinh dự định xét tuyển vào ngành có tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học) thì các em nên tham khảo phổ điểm thi THPT năm 2021 của tổ hợp A00 để xem phổ điểm và điểm trung bình chung cua tổ hợp năm nay (2021) cao hơn hay thấp hơn các năm trước. Tiếp theo tham khảo điểm xét tuyển vào ngành mình đã chọn ở 2 năm trước với tổng điểm thi THPT (của tổ hợp xét tuyển) của thí sinh.

Bạn đọc

Bạn Thanhtan@...:

Xin thầy cho biết, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng có cân đối chỉ tiêu xét tuyển ở tất cả các phương thức tuyển sinh để dành cho những thí sinh dự thi tốt nghiệp THTP ở đợt 2 không?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

Hiện nay, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã hoàn thành sơ tuyển 3/4 phương thức tuyển sinh đã được Nhà trường công bố (tuyển sinh riêng, xét tuyển sinh theo học bạ và theo kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh tổ chức). Việc tổ chức xét tuyển được nhà trường thực hiện đúng theo đề án tuyển sinh năm 2021 đã công bố. Do đó, việc xét tuyển theo kết quả thi cũng sẽ được Nhà trường đảm bảo thực hiện theo đúng đề án tuyển sinh với số lượng chỉ tiêu đã được công bố trước đó.

Việc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT được tiến hành theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Nếu năm nay Bộ GD&ĐT tổ chức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2 đợt, nhà trường cũng sẽ dành một số chỉ tiêu cho những thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở đợt 2. Chỉ tiêu này sẽ được Nhà trường tính toán lại, trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh. Chỉ tiêu sẽ được xác định dựa trên thống kê số lượng thí sinh ở các địa phương trúng tuyển, đã nhập học đợt 1 và trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, khả năng rất cao là Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT chung cho cả 2 đợt thi.

Bạn đọc

Bạn Mỹ Lệ - Quảng Ngãi:

Em ở trong khu vực phong tỏa theo chỉ thị 16 nên chuyển sang dự thi tốt nghiệp THTP đợt 2. Với những thí sinh dự thi đợt 2 thì có bị hạn chế gì về quyền lợi tuyển sinh không, thưa thầy?
PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS. TS Đoàn Quang Vinh

PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)

 

Đối với Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, thí sinh dự thi THPT đợt 2 vẫn được đảm bảo quyền lợi như những thí sinh dự thi đợt 1. Cụ thể: Nếu các em đã đạt sơ tuyển theo các phương thức xét tuyển nhà trường đã công bố, các em có thể xác định nhập học sau khi có kết quả thi THPT. Nếu em đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, em cũng sẽ bình đẳng như các em đã dự thi đợt 1.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Như Hoa, tỉnh Hải Dương:

Em đã đăng ký xét tuyển bằng học bạ vào trường khác rồi, nay có được xét tuyển vào Trường ĐH Mở Hà Nội bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hay không?
ThS Đỗ Ngọc Anh

ThS Đỗ Ngọc Anh

Việc em đăng ký xét tuyển bằng học bạ vào trường khác không ảnh hưởng gì đến việc em đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Mở Hà Nội bằng cả 2 hình thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ.

Năm 2021, Nhà trường tuyển sinh 3.400 chỉ tiêu với 17 ngành. Trong đó, 3.200 chỉ tiêu dành cho xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và 200 chỉ tiêu xét học bạ.

Em có thể truy cập cổng thông tin tuyển sinh của trường để có thêm thông tin: https://tuyensinh.hou.edu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.