Các “bài thuốc” cực hay từ lá tía tô, không lo con ốm sốt trong mùa đông

Lá tía tô như một thần dược đối với gia đình mình, cả người lớn trẻ nhỏ đều vượt qua bao nhiêu trận ốm một cách nhẹ nhàng, thoáng qua. Lá tía tô thật là vi diệu!

Các “bài thuốc” cực hay từ lá tía tô, không lo con ốm sốt trong mùa đông

Thời tiết thay đổi là nguyên nhân của chính dẫn đến việc trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi trẻ có sức đề kháng rất yếu và hệ hô hấp vô cùng nhạy cảm.

Nếu những đợt thay đổi tiết như hiện nay ở miền Bắc mà mẹ không biết cách chăm sóc sức khỏe của con thì bé rất dễ bị ốm. Vậy làm thế nào để phòng bệnh và chữa bệnh cho con một cách tốt nhất, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh cho con để tránh trường hợp con bị kháng kháng sinh sau này?

Ý thức được việc lạm dụng kháng sinh ngày nay, nhiều mẹ đã tìm đến các bài thuốc dân gian, lành tính để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cũng như bao bà mẹ khác, luôn mong muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, chị Nguyễn Thị Hạnh sinh năm 1988 (ở Thanh Hóa) cũng vậy, từ khi sinh bé Tào Mạnh Đức (bé Bon) chị đã dành cả tâm huyết của mình để chăm con một cách hoàn hảo nhất.

Đến giờ chị đã là mẹ của 2 con nhưng chưa bao giờ chị ỷ vào chuyện mình là người có kinh nghiệm để lơ là hay chủ quan khi chăm sóc các con, đặc biệt là khi các con bị ốm.

Cây tía tô - thần dược cho những gia đình cho con nhỏ vượt qua mua đông lạnh không lo ốm sốt

Hai mẹ con chị Hạnh.

Chị chia sẻ: "Nuôi con, ai cũng mong con khỏe mạnh, không ốm đau nhưng trẻ nhỏ thì đâu có thể tránh khỏi lúc thay đổi thời tiết, lúc cảm ho, sốt vặt... những lần như vậy mình cũng như bao mẹ khác, vô cùng lo lắng cho sức khỏe của con.

Bé đầu tiên vì chưa có kinh nghiệm nên con cứ hễ ốm là mình cho con đi bác sĩ và lại ôm về cả túi thuốc tây, kháng sinh đủ cả. Sau này, có kinh nghiệm hơn, độ gan lì cũng tăng lên nên con ốm, mình bình tĩnh theo dõi đã.

Nếu là các triệu chứng thông thường: ho, sổ mũi, cảm cúm thì mình sẽ dùng các dược liệu tự nhiên kết hợp với dùng tinh dầu tràm để mát xa cho con mỗi ngày. Mình cứ kiên trì như thế, tầm 5 - 7 ngày là con khỏi bệnh mà không phải dùng thuốc tây nữa.

Nói thế không có nghĩa là mẹ tin tưởng tuyệt đối vào các cây lá thảo dược vì nhiều khi diễn biến bệnh của trẻ thay đổi rất nhanh. Thế nên, mẹ vừa sử dụng bài thuốc dân gian, vừa phải theo dõi rất kĩ từng thay đổi cơ thể của con để có biện pháp chữa bệnh thích hợp cho bé".

Mỗi lần thấy con có biểu hiện khác thường là chị Hạnh chăm con kĩ lắm. Nếu con ho hắng thì chị thường xuyên kiểm tra nhiệt độ xem có bị sốt không, nghe tiếng ho xem thế nào, có đờm nhiều hay ít, rồi lắng nghe xem từng hơi thở của con có tiếng rít hay khò khè không.

Ngoài ra, chị Hạnh còn tích cực vệ sinh mũi họng cho con. Trời chuyển lạnh, khi đi ngủ chị Hạnh thường xuyên dùng tinh dầu tràm để thoa cho con vào các vị trí quan trọng như huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân, lòng bàn tay, cổ, lưng... để con không bị lạnh về đêm.

Nói chung, mẹ phải luôn sát bên con để thấy được từng thay đổi nhỏ của con để có phương hướng chữa bệnh phù hợp và an toàn nhất.

Chị Hạnh còn chia sẻ thêm một bí quyết giúp gia đình chị ấy vượt qua rất nhiều trận ốm sốt, ho hắng do đổi mùa. Đó là sử dụng cây lá tía tô làm thuốc chưa bệnh.

Chị nói: "Mình biết tác dụng của cây lá tía tô từ một người bạn, rồi mình có tìm hiểu thêm và thử áp dụng cho các con. Quả đúng là loại cây lá này tốt thật. Từ đó tới nay, cây tía tô không thể thiếu trong vườn nhà mình".

Cây tía tô - thần dược cho những gia đình cho con nhỏ vượt qua mua đông lạnh không lo ốm sốt

Hai anh em Bon và Sukem.

Lá tía tô được biết như một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh rất tốt. Lá tía tô có vị cay, tính ấm, nhiều tinh dầu nên có tính kháng khuẩn rất cao nhưng không vì thế mà gây nóng cho cơ thể vì có nhiều chất xơ.

Chị Hạnh kể: "Khi con nhỏ, mỗi lần đến ngày tiêm phòng, mình thường nấu lá tía tô, mình uống rồi cho con ti, như thế con đi tiêm về sẽ giảm sốt thậm chí là không sốt. Còn khi lớn hơn như bé Đức bây giờ thì mình nấu cô đặc rồi cho con uống trực tiếp luôn. Kết hợp với đường uống, mình còn lấy nước lá tía tô để lau người, làm mát cho con".

Lá tía tô còn có tác dụng chữa cảm cúm, chính vì vậy người lớn chúng ta hay có bài thuốc chữa cảm cúm bằng cách ăn cháo hành tía tô. Với trẻ nhỏ mẹ có thể xay ra, vắt lấy nước cho vào cháo cho con, hoặc với bé ăn thô tốt rồi, mẹ cho thêm lá tía tô thái nhỏ như 1 gia vị thường ngày vào món cháo của con để con ăn giải cảm.

Chị Hạnh nhắn nhủ: "Lá tía tô như một thần dược đối với gia đình mình, cả người lớn trẻ nhỏ đều vượt qua bao nhiêu trận ốm một cách nhẹ nhàng, thoáng qua. Lá tía tô thật là vi diệu!".

Dưới đây là cách mẹ Hạnh đã dùng lá tía tô để bảo vệ sức khỏe của các con, các mẹ cùng tham khảo công dụng của loại thần dược dễ tìm này nhé:

Bài 1: Trị ho

Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, để khô nước

Bước 2: Cho lá đã rửa sạch vào bát nhỏ và cho đường phèn vào

Bước 3: Cho lên bếp hấp cách thủy. (Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể thay đường phèn bằng mật ong)

Khi lá tía tô chín cũng là lúc mẹ thu được hỗn hợp nước lá tía tô, đường phèn (mật ong). Lúc này mẹ chỉ cần gạn lấy nước cho bé uống tầm 5 - 7 ngày là bé sẽ khỏi ho.

Cây tía tô - thần dược cho những gia đình cho con nhỏ vượt qua mua đông lạnh không lo ốm sốt

Bài 2: Chữa sốt

Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

Bước 1: Rửa sạch, nấu với 1 bát nước rồi mẹ uống cho con ti. Hoặc trước và sau khi đi tiêm phòng, mẹ cũng có thể nấu nước lá tía tô để uống trước rồi cho con ti phòng sốt cho trẻ rất hiệu quả.

Đối với trẻ trên 1 tuổi: Mẹ có thể nấu nước rồi cho con uống trực tiếp.

Cây tía tô - thần dược cho những gia đình cho con nhỏ vượt qua mua đông lạnh không lo ốm sốt

Bài 3: Chữa cảm cúm do thay đổi thời tiết

Bước 1: Lấy lá tía tô rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Thái nhỏ cho vào cháo, đồ ăn hoặc vắt lấy nước để nấu cháo cho con

Bài 4: Nấu nước tắm phòng bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ

Cây tía tô - thần dược cho những gia đình cho con nhỏ vượt qua mua đông lạnh không lo ốm sốt

Mùa này lá tía tô đang ra hoa, các mẹ đừng vội vứt bỏ đi thân cây nhiều hoa đó, mẹ hãy cắt cả phần thân đem rửa sạch rồi nấu nước để tắm cho con rất tốt.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.