Cà Mau: Triển khai Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn

GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam tổ chức Lễ triển khai Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Lễ triển khai Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.
Lễ triển khai Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025  có tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Có hơn 12.481 trẻ em được thụ hưởng, trong đó học kỳ II năm học 2020 - 2021 là 17 tuần (từ ngày 11/01/2021), với hơn 6.100 em và học kỳ I năm học 2021 - 2022 là 18 tuần, với hơn 6.300 em.

Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, thời gian qua, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về Chương trình Sữa học đường và ban hành Nghị quyết về Hỗ trợ Sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Theo ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, có 3 trụ cột để học sinh phát triển toàn diện. Đó là chất lượng Giáo dục, Bảo hiểm học sinh và Dinh dưỡng học đường. Trụ cột thứ 3 này, ngành GD&ĐT đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện.

Kể từ học kỳ II, mỗi 1 tuần các em có 5 hộp sữa, ngành Giáo dục phối hợp với các tổ chức, đơn vị khẩn trương triển khai để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, nhất là khi các em ở nhà học online có sữa để uống.

Ông Nguyễn Minh Luân mong muốn các doanh nghiệp, nhất là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam cùng với ngành Giáo dục cùng nỗ lực các em được thụ hưởng một chính sách rất nhân văn, giàu ý nghĩa, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trong trẻ em, nâng cao thể chất, hướng đến phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam trong thời gian tới...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lớp tiểu học tại TPHCM năm học 2017 - 2018. Ảnh tư liệu: Mạnh Tùng

'Hổng dám đâu, em còn phải học bài'

GD&TĐ - Với mục tiêu đưa tất cả trẻ em đến trường, TPHCM đã triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995, mở ra cơ hội học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn.