Cà Mau: Cá chết hàng loạt trên sông nghi do ô nhiễm

GD&TĐ - Ngày 3/7, thông tin từ cơ quan chức năng huyện Đầm Dơi (Cà Mau) - xác nhận: Địa phương vừa có báo cáo về tình hình nguồn nước sông ô nhiễm nặng dẫn đến cá chết hàng loạt trên các sông.  

Ảnh MH
Ảnh MH

Theo báo cáo cho thấy, ngay sau khi phát hiện cá chết, huyện Đầm Dơi đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau, Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ - Quan trắc Tài nguyên - Môi trường tỉnh Cà Mau tiến hành lấy mẫu nước sông Mương Điều, sông Gành Hào (thuộc 2 xã Tân Trung, Tạ An Khương) để kiểm tra.

Kết quả cho thấy: nhiều chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép quy định, chất lượng nước hai khu vực trên bị ô nhiễm trầm trọng.

Từ tháng 11/2016, hiện tượng cá chết trên sông Gành Hào bắt đầu xảy ra, sau đó tình trạng này cứ lặp đi lặp lại tại những đoạn sông thuộc các địa phận nói trên.

Gần đây nhất là vào ngày 20/6, khu vực sông Bảy Háp, kênh Tám Luông, các tuyến sông, kênh thuộc ấp Trung Cang, ấp Thành Vọng lại xuất hiện cá chết hàng loạt. Theo quan sát, nước trên các tuyến sông, kênh trên có màu đỏ gạch, đen và mùi rất tanh. Khi người dân lấy nước vào nuôi tôm, thì thủy sản trong vuông nuôi cũng bị chết.

UBND huyện Đầm Dơi nhận định, tại khu vực xã Tân Trung và Tạ An Khương không có cơ sở kinh doanh dịch vụ xả thải ra môi trường nước sông đến mức gây ô nhiễm nguồn nước. Nhận định ban đầu cho thấy nguyên nhân có thể do việc xả thải từ khu công nghiệp thuộc địa phận ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.

Theo đó, UBND huyện Đầm Dơi cũng kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau có giải pháp kiểm tra, xử lý việc xả thải của các khu công nghiệp thuộc địa phận xã Hòa Trung, giải quyết triệt để tình trạng nguồn nước sông bị ô nhiễm để người dân an tâm sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cao trào của khủng hoảng chính trị

GD&TĐ - Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã phế truất ông Yoon Suk Yeol khỏi chức Tổng thống, duy trì việc luận tội của Quốc hội.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh minh họa: Quốc Việt

Khám phá tính cách lưỡng phân

GD&TĐ - Xây dựng nhân vật với kiểu tính cách lưỡng phân sẽ giúp nhà văn phản ánh chân thực và sống động bản chất của con người.