Đơn cử như cá rô biển là loài cá kiếm ăn bằng kỹ thuật hút thức ăn, chúng ăn ít hơn sau khi bị bắt bằng lưỡi câu so với khi bị bắt bằng một cách khác.
Hay như cá vàng bị giật điện trong một phần của bể nơi chúng đã quen với việc cho ăn sẽ tránh khu vực này trong ba ngày.
Nhiệt độ cực cao cũng có tác động tiêu cực đến hành vi của cá ngựa vằn và cá vàng, hoặc sự sợ hãi cũng được giảm bớt bằng thuốc giảm đau.
Nhiều loài cá đã được quan sát cho thấy hành vi của chúng thay đổi sau một trải nghiệm đau đớn. Ví dụ, chúng có thể trở nên ít hoạt động hơn, ngừng ăn, thở nhanh hoặc thậm chí chà xát khu vực bị ảnh hưởng lên một cái gì đó, giống như chúng ta có thể chà một ngón tay đau.
"Khi miệng của con cá bị kích thích đau đớn, chúng dụi miệng vào bên cạnh bể”, một nhà nghiên cứu cho biết.
Những phản ứng đối với sự đau đớn là khá tốn năng lượng cho cá vì nó tiêu thụ ít thức ăn hơn và sử dụng hết năng lượng để giảm đau. Những thay đổi trong hành vi sau khi trải nghiệm đau đớn bị suy yếu khi dùng thuốc giảm đau cho cá, cho thấy rằng nỗi đau là nguyên nhân của nhiều hành vi kì quặc.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trong khi cá và động vật có vú có những điểm tương đồng khi bị đau, thì cá sống ở một môi trường khác với động vật có vú trên cạn và do đó phải đối mặt với những mối nguy gây đau khác nhau.
Ví dụ, trên mặt đất trọng lực có nguy cơ dẫn đến chúng ta có thể ngã và làm tổn thương chính mình.
"Nếu chúng ta chấp nhận cá bị đau, thì điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cách chúng ta đối xử với chúng. Cần thận trọng khi xử lý cá để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của chúng và chúng nên bị bắt và giết một cách nhân đạo", nhà nghiên cứu Sneddon nói.