Bướu lạc đà đựng gì?

GD&TĐ - Nhiều người từng nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước, giúp chúng vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng, nhưng điều đó hoàn toàn sai. 

Bướu lạc đà đựng gì?
Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 1Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 2Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 3Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 4Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 5Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 6Bướu lạc đà đựng gì? ảnh 7
Bướu của lạc đà không chứa nước mà chứa chất béo chúng tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của bướu là chất béo hơi cô đặc.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước. Có được khả năng này không phải vì chúng chứa nước dự trữ trong những cái bướu mà chính là nhờ vào những tế bào hồng cầu có hình oval (khác với tế bào hồng cầu thông thường có hình cầu).

Trên thực tế, sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ. Những hồng huyết cầu hình ova tăng sức trương, thể tích có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống 100 lít nước trong vài phút (nếu một người mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của mình thì sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu). Hơn nữa, con vật dự trữ nước trong 3 dạ dày. Màu da sáng của nó ít hấp thụ nhiệt và những lỗ mũi có thể khép lại hoàn toàn để khỏi bị mất nước.

Môi của nó rất cơ động, có thể nhặt một chiếc lá nhỏ trong bụi gai. Khi di chuyển, lạc đà thường cúi đầu xuống, vì vậy chúng có thể đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7 mét.

Còn những cái bướu chẳng có vai trò gì khác ngoài là nguồn dự trữ mỡ. Với cái bướu này, lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong 3 tuần. Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nỗi có thể dùng để đốt ngay được.

Bướu lạc đà thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1 kg đến 90 kg cho một con vật từ 300 kg đến 800 kg. Đó là một đặc sản mà dân du mục thường chia nhau khi lạc đà chết, họ dùng bướu lạc đà để nấu các món xúp, thậm chí còn dùng để xông, chữa bệnh cúm. Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật sẽ mau chóng lành lặn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giảm áp lực cho giáo viên

GD&TĐ - Có ý kiến đề xuất cần tránh việc thu nhập của GV lại phụ thuộc vào việc người ấy có tham gia vào nhiều công việc ngoài chuyên môn hay không...