Bụi siêu mịn và tác hại tiềm ẩn

GD&TĐ - Có một loại bụi với kích thước cực nhỏ và siêu mịn, hoàn toàn có thể vượt qua tất cả các “bộ lọc” của hệ hô hấp để đi vào cơ thể người, chui sâu vào trong từng ngóc ngách, ngăn chặn sự trao đổi oxy của phổi, gây ung thư, tổn thương hoạt động DNA và thậm chí là giảm tuổi thọ con người...  

Bụi siêu mịn và tác hại tiềm ẩn

Nó xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và đáng sợ hơn, loại bụi này đã được phát hiện tại Việt Nam.

Bụi Nano là những hạt bụi có kích thước cực kì nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thế giới, bụi Nano được gọi bằng thuật ngữ Atmospheric

Bụi siêu mịn gây ra sự lo âu

Thông tin này gây bất ngờ nhưng cũng đáng tin cậy vì đây là kết quả của một nghiên cứu công phu trên quy mô lớn được công bố trên tạp chí khoa học Anh BMJ (British Medical Journal). Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra các rối loạn về tâm lý. Đó là, khả năng bụi siêu nhỏ, một khi xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, thông qua con đường hô hấp, có thể gây ra viêm tế bào não.

Sâu hơn nữa, các nhà khoa học lần đầu tiên tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn làm rõ được mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tâm trạng lo âu của những người ở một thời gian nhất định trong môi trường bụi đó. Như vậy, hiện tượng này diễn ra theo một cơ chế hoàn toàn mang tính sinh hóa học.

Tác giả công trình là các nhóm nghiên cứu ở hai đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Johns-Hopkins (Baltimore, Maryland) và Harvard (Cambridge, Massachussetts). Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu điều tra với một đối tượng đông đảo với hơn 70.000 y tá Mỹ trong một khoảng thời gian dài kể từ năm 1976. Đồng thời sử dụng một bảng câu hỏi với các câu cụ thể như: "Liệu quý vị có một tâm trạng lo âu mà không rõ nguyên nhân?" hay "Quý vị có lưỡng lự khi phải đi ra ngoài một mình?" hoặc "Bị ảm ánh bởi một căn bệnh không có cách chữa?" hay "Có lo lắng khi người thân về muộn?”...

Các nhà nghiên cứu cũng xác định nơi ở của những người tham gia cuộc điều tra. Ở các địa chỉ đó, họ tiến hành thu thập các tư liệu về số lượng các hạt bụi siêu nhỏ PM10 và PM2.5, về các điều kiện thời tiết để đánh giá được mức độ nhiễm bụi đối với từng cá nhân.

Cuối cùng, họ đối chiếu các bảng số liệu thu được và rút ra mối tương quan giữa các con số ghi nhận về tâm trạng với các con số về mức độ nhiễm siêu bụi. Các số liệu thu thập cho thấy, mức độ lo âu của các y tá tham gia nghiên cứu tỷ lệ thuận với mức độ tiếp xúc với bụi siêu nhỏ có kích cỡ PM2.5, trong thời gian khoảng một tháng trước khi trả lời bảng câu hỏi.

Ngược lại, mức độ nhiễm bụi trong thời gian 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng trước khi trả lời, không có tác động gì đến mức độ lo âu. Hiệu ứng của việc tiếp xúc với bụi như vậy rõ ràng mang tính ngắn hạn. Điều đáng chú ý khác là không có dấu hiệu đáng kể nào cho thấy loại bụi kích cỡ PM10 tác động đến tâm trạng (lo âu).

Rõ ràng các kết luận trên là có thực và mang tính khoa học. Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn rất thận trọng với kết quả này, và kêu gọi có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định thật rõ hơn mối liên hệ giữa bụi siêu nhỏ PM2.5 với tâm trạng con người.

Cũng cần bổ sung thêm rằng, theo một vài bài báo trong cùng tạp chí BMJ, mức độ ô nhiễm đường sá và hàm lượng các loại bụi siêu nhỏ tỷ lệ thuận với mức độ nhập viện do tai biến mạch máu não. Mặt khác, 108 nghiên cứu tại 28 quốc gia do các nhà khoa học Scotland tiến hành, cho thấy không khí tại các nước nghèo và có thu nhập trung bình bị ô nhiễm hơn tại các nước phát triển.

Bất luận các nghiên cứu tiếp tục sẽ còn mang lại những kết quả mới mẻ và chính xác thế nào, nhưng tác hại nhiều mặt của môi trường sống đối với bụi bẩn trong không khí đã quá rõ ràng. Do vậy, việc ngăn chặn sự sản sinh và gia tăng hàm lượng bụi, đáng chú ý là loại bụi siêu mịn, là điều nên làm và phải làm tích cực đối với toàn thể nhân loại trên trái đất này. Đó là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi lĩnh vực hoạt động... và bổn phận của mỗi người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.