“Bục giảng” của giáo viên mùa dịch

“Bục giảng” của giáo viên mùa dịch

Mỗi lớp học tại Trường THPT Triệu Quang Phục (Hưng Yên) đều có nhóm chat online, nhóm hoạt động trên kênh Zalo, Facebook được thành lập từ ngay đầu năm học nhằm phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa nhà trường, giáo viên với cha mẹ HS, giữa giáo viên với học sinh.

Thầy Đỗ Xuân Vượng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngay sau khi có thông báo cho học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19, Ban giám hiệu Trường THPT Triệu Quang Phục đã chỉ đạo các giáo viên tăng cường sử dụng các ứng dụng CNTT, nhóm chat online của các lớp để tuyên truyền về phòng, chống dịch và quản lý nhiệm vụ học tập của học sinh.

Việc tuyên truyền phòng, chống dịch được thực hiện thường xuyên. Các thông điệp này được ban chỉ đạo phòng dịch của nhà trường lựa chọn từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và chuyển đến cho các nhóm lớp. Thông qua các nhóm này, mỗi ngày hai lần vào 10 giờ và 16 giờ, phụ huynh HS và GV chủ nhiệm thông báo cho nhau về tình hình sức khỏe của học sinh, gia đình học sinh và việc tự học ở nhà của các con.

Những tiết học ứng dụng CNTT đã trở nên quen thuộc với HS Trường THPT Triệu Quang Phục
Những tiết học ứng dụng CNTT đã trở nên quen thuộc với HS Trường THPT Triệu Quang Phục 

Việc dạy học trực tuyến trong nhà trường đã được một số thầy cô giáo thực hiện từ lâu. Điển hình như cô Đặng Thanh Hải - giáo viên Toán đã lập kênh YouTube để quay và đăng tải video hỗ trợ các em học tập, đặc biệt là các em ôn thi THPT quốc gia. Cô Trần Thị Hợp sử dụng trang web Exam24.com để tạo các đề ôn tập, kiểm tra miễn phí cho học sinh. Cô Chu Thị Hương sử dụng Group messenger để bổ sung kiến thức cho học sinh. Nhiều thầy cô khác còn livestream hàng ngày trên Facebook để giảng bài cho học sinh.

Lo lắng việc nghỉ học dài ngày sẽ ảnh hưởng chất lượng cũng như nề nếp học tập của các em học sinh, BGH nhà trường đã chỉ đạo đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến để hỗ trợ học trò. Thầy Nguyễn Ngọc Văn - Phó Hiệu trưởng đã tìm hiểu và hướng dẫn giáo viên sử dụng một số ứng dụng miễn phí để tăng cường việc giao bài tập, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và tổ chức chữa bài tập online. Lớp học mùa dịch tuy vắng học sinh nhưng không buồn tẻ bởi được các thầy cô biến thành “phim trường” để quay đưa lên YouTube, livestream với đồng nghiệp, học trò.

Thầy Đỗ Xuân Vượng tự hào chia sẻ: Mặc dù không đến lớp nhưng các học sinh của Trường THPT Triệu Quang Phục vẫn được ôn tập kiến thức qua các hình thức như trên. Việc chọn một số ứng dụng miễn phí, dễ làm nên khi triển khai dạy học trực tuyến đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của giáo viên, học sinh và cha mẹ HS. Với nỗ lực của các thầy cô trong việc ứng dụng CNTT để dạy và học trực tuyến, HS Trường Triệu Quang Phục sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.