Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm

Đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhìn lại bức ảnh này, mọi người lại không thể kiềm được nước mắt và sự xúc động.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm

Một bức ảnh không chỉ đơn giản dùng để "sống ảo" mà còn được xem như một nơi lưu giữ kỷ niệm của con người. Bên cạnh những ký ức đẹp đẽ thì không ít trong số đó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa hoặc tệ hơn là nhắc lại một miền ký ức không mấy vui vẻ mỗi khi nhìn lại.

Đây cũng là cảm giác mà bức ảnh nổi tiếng nhất chụp trong trận đánh bom ở thành phố Oklahoma (Mỹ), cách đây 24 năm, mang đến cho mọi người.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 1.

Ngày 19/4/1995, một vụ đánh bom nổ ra tại Tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah cướp đi tính mạng của 168 con người vô tội, trong đó có bé gái Baylee Almon.

Thời điểm ấy, 2 mẹ con em có mặt tại đó để thực hiện một số thủ tục liên quan đến số tiền trợ cấp. Aren Almon không ngờ đó là ngày cuối cùng của con gái cô, đứa trẻ chỉ mới ăn mừng sinh nhật đầu đời cách đó vài ngày.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 2.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng cứu hỏa thành phố Oklahoma nhanh chóng có mặt tại hiện trường nhưng không thể cứu sống Baylee.

Tổ trưởng tổ cứu hỏa Chris Fields tìm thấy thi thể đứa trẻ trong đống đổ nát và ẵm em tiến đến xe cứu thương. Khoảnh khắc đó được ống kính của 2 nhiếp ảnh gia nghiệp dư Charles Porter và Lester LaRue ghi lại.

Năm 1997, theo lời đốc thúc của một vài người bạn, Lester đã nộp bức ảnh này lên Associated Press, hãng thông tấn lớn nhất nước Mỹ. Bức ảnh gây xúc động mạnh, chẳng ai có thể kiểm được nước mắt khi nhìn thấy một sinh linh bé bỏng bị tước đi mạng sống và Baylee chỉ là 1 trong 19 đứa trẻ dưới 6 tuổi trong vụ tấn công.

Vụ đánh bom năm 1995 là 1 trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất nước Mỹ.

Sau đó, cuộc đời của những người liên quan đến bức ảnh đều thay đổi. Lester là người giúp bức ảnh trở nên nổi tiếng nhưng anh lại bị mẹ của Bayle kiện vì cô cho rằng người này muốn lợi dụng cái chết của con gái mình để trục lợi và quảng bá công ty.

Lester bị xét thua trong vụ kiện và bị bồi thường số tiền không nhỏ. Thay vào đó, Charles nhận về giải thưởng Pulitzer danh giá nhờ bức ảnh chụp tương tự.

Về nhân viên cứu hỏa Chris Fields, thời điểm đó, con trai đầu lòng của ông chỉ mới 2 tuổi. Ẵm trên tay một đứa trẻ đáng thương trạc tuổi con trai mình, Chris không kiềm được xúc động.

Dù đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, chứng kiến nhiều cảnh tượng còn ghê gớm hơn nhưng sự kiện đánh bom này có lẽ để lại trong ông nhiều cảm xúc nhất.

Thậm chí sau đó, Chris còn phải đi điều trị chứng rối loạn tâm lý hậu chấn thương. May mắn là ông cũng dần dần vượt qua được chướng ngại tâm lý và lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Năm 2017, Chris về hưu.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bức ảnh nhận được quá nhiều sự chú ý. Những người mất người thân trong vụ đánh bom cảm thấy không thoải mái vì Baylee không phải là nạn nhân duy nhất.

Mọi người nhắc đến đứa trẻ quá nhiều làm họ cảm giác như mạng sống của người thân họ bị xem thường, ngó lơ.

Nhiều tờ báo còn "câu view" bằng lời đồn cho rằng mẹ Baylee, Aren và Chris sau đó nảy sinh quan hệ tình cảm. Họ cố dựng nên câu chuyện cảm động "ăn theo" sự nổi tiếng của bức ảnh, bất chấp việc này không hề có thật.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 5.
Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 6.

Aren và Chris trong một buổi phỏng vấn. Tại đây, nhân viên cứu hỏa rơi nước mắt khi nhớ đến sự kiện năm nào.

Năm 1997, Aren tái hôn và sinh thêm 2 người con. Trong một buổi phỏng vấn năm 2001, chị nhắc đến con gái: "Tôi nghĩ Baylee đến với thế giới này để thực hiện sứ mệnh của mình, là trở thành biểu tượng đại diện cho hàng trăm con người thiệt mạng trong vụ đánh bom".

Mỗi năm cứ vào tháng 4, mọi người lại nhớ đến bức ảnh này, không phải để nhắc nhở nhau về một miền ký ức đau thương, đẫm máu mà là để tưởng nhớ những con người không may đã phải bỏ mạng trong vụ tấn công.

Bức ảnh nhân viên cứu hỏa bế thi thể đứa trẻ lay động thế giới và sự kiện khiến cuộc đời những người liên quan thay đổi sau 24 năm - Ảnh 7.
Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ