Bồi dưỡng thăng hạng

GD&TĐ - Hỏi: Tôi từ trình độ cao đẳng học lên đại học. Hiện nay, tôi đã được hưởng lương đại học. Vậy tôi có phải tham gia lớp bồi dưỡng thăng hạng để hoàn thiện hồ sơ không? (huongduong***@gmail.com)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trả lời: Trước hết bạn cần hiểu, việc thi thăng hạng không yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong trường hợp không có nhu cầu thăng lên hạng cao hơn, giáo viên chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hạng hiện giữ và vẫn bảo đảm được hưởng lương và các chế độ, chính sách khác (nếu có) theo quy định.

Còn nếu bạn muốn thăng hạng giáo viên thì bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định, trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thăng hạng như trong thư bạn đề cập. Bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 của Bộ GD&ĐT “Quy định tiêu chuẩn, điều kiên, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập”.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 31, 32 Luật Viên chức hiện hành. Cụ thể: Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau: Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó; Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của luật này.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 29B, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.