Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, tiếng Mông và tiếng Khmer

Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, tiếng Mông và tiếng Khmer

(GD&TĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Quyết định chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, tiếng Mông và tiếng Khmer. Chương trình nhằm bồi dưỡng cho học viên hiểu đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng mẹ đẻ cho người dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Jrai, Mông và Khmer nói riêng.

Học sinh Khmer ở Sóc Trăng
Học sinh Khmer ở Sóc Trăng

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, tiếng Mông và tiếng Khmer (Tiếng dân tộc) ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, các học viên có được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc học tiếng ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng dân tộc ở các trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.

Chương trình nhằm bồi dưỡng cho học viên hiểu đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng mẹ đẻ cho người dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Jrai, Mông và Khmer nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai, Mông, Khmer.

Các học viên sẽ hiểu rõ các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc hiện đại; lí luận và phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai, tiếng Mông và tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Sau khi học xong chương trình, các học viên sẽ có các kỹ năng cơ bản trong tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, có các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học, giáo dục như: kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng dân tộc; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, sử dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học trong phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ; kỹ năng vận dụng sáng tạo kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng dân tộc của người học.

Các học viên sẽ có các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng dân tộc phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm tâm sinh lí người học và môi trường giáo dục; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

Các học viên sẽ có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng dân tộc, có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng, có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Toàn văn dự thảo >>>

Quỳnh Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.