Bộ Y tế tiếp nhận 200 máy thở chức năng cao, 3.000 bộ dây thở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

GD&TĐ - Sáng 20/8, Bộ Y tế tiếp nhận 200 máy thở chức năng cao, 3.000 bộ dây thở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Số trang thiết bị này được Bộ Y tế chuyển ngay vào các Trung tâm Hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt ngành y tế tiếp nhận 200 máy thở phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Nguyễn Nhiên.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt ngành y tế tiếp nhận 200 máy thở phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Nguyễn Nhiên.

Tại buổi tiếp nhận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, 200 máy thở chức năng cao và 3.000 bộ dây thở được hỗ trợ rất kịp thời, quý giá. Tất cả các trang thiết bị này sẽ được sử dụng đúng mục đích trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, số trang thiết bị này được Bộ Y tế chuyển ngay hôm nay (20/8) vào các Trung tâm Hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong đợt dịch Covid-19 thứ tư, với số lượng người nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn tại thành phố Hồ Chí Minh, ngành Y tế đã nỗ lực trong điều trị bệnh nhân nặng, kiểm soát và giảm tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Trong điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế đã hướng dẫn phân 3 tầng điều trị. 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin: Do đặc thù của đợt dịch COVID-19 thứ 4 này, Bộ Y tế đã tiến hành phân tầng điều trị theo 3 thầng khác nhau.

Tầng 1 là chăm sóc, điều trị và quản lý F0 có điều kiện tại nhà và tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu.

Tầng 2, các địa phương đã và đang mở rộng quy mô giường bệnh để người bệnh có thêm giường điều trị.

Tầng 3 là tầng điều trị cao nhất, dành cho bệnh nhân nặng, rất nặng cần đến máy thở nhiều. 

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đang tập trung mở rộng nhanh các trạm y tế lưu động để quản lý, điều trị người bệnh, người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng tập trung mở rộng số giường bệnh ở tầng 2 để người bệnh Covid-19 nào cũng được tiếp cận giường bệnh.

Hiện, các cơ sở y tế thuộc tầng 2 được các bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm, nỗ lực.

Ở tầng điều trị cao nhất (tầng 3) tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế thành lập 5 trung tâm hồi sức tích cực do các bệnh viện hạng Đặc biệt của Bộ Y tế đảm nhiệm với số lượng giường bệnh lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, trong đợt dịch này, sự lưu hành của biến thể Delta làm gia tăng số ca bệnh diễn biến nặng. Việc hồi sức tích cực với bệnh nhân rất quan trọng và khó khăn nhất là vấn đề máy thở. Bộ Y tế đã phối hợp Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng nỗ lực đàm phán, trao đổi với các quốc gia để có máy thở chức năng cao phục vụ điều trị ở tầng cao nhất, song hiện nay nhu cầu vẫn rất lớn.

Bộ Y tế đã quyết định thành lập Kho dã chiến tại TP Hồ Chí Minh để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đợt dịch thứ 4 đến nay, Bộ đã cấp phát 4.975 máy thở (trong đó có 4080 máy HFNC), 191 máy xét nghiệm RT-PCR, 93 máy tách chiết, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu và hàng triệu sinh phẩm xét nghiệm cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.