Bộ Y tế: Tháng 5/2019 sẽ tăng cường vắc xin mới, giống Quinvaxem và ComBe Five

GD&TĐ - Từ chối không muốn tiêm chủng, là một trong những mối đe dọa với sức khỏe toàn cầu, trong hoàn cảnh mà nhiều bệnh truyền nhiễm đang xuất hiện tại cộng đồng. 

Tháng 5 sẽ tăng cường vắc xin mới.
Tháng 5 sẽ tăng cường vắc xin mới.

Các bà mẹ không cho trẻ đi tiêm chủng, hoặc chậm tiêm chủng cũng là tước đi cơ hội phòng dịch cho trẻ. 

Không tiêm chủng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Bộ Y tế cho biết, bắt đầu từ tháng 5/2019 sẽ tăng cường vắc xin mới trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) nhằm đảm bảo an ninh vắc xin tại Việt Nam.

Với những nỗ lực trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam tiếp tục bảo vệ được vấn đề thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh.

Bên cạnh đó, bệnh sởi và rubella cũng đã được khống chế. Cụ thể, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 94,8%, tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 85%. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu đạt 74,4%. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18 tháng đạt trên 90% và tỷ lệ tiêm vắc xin DPT4 đạt 85,9%.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã đưa ra cảnh báo, việc một số phụ huynh ngần ngại khi đưa con đi tiêm chủng ngay cả khi con ốm nhẹ làm trẻ không được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chậm lịch. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Việc trì hoãn về lịch tiêm sẽ xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc, khiến trẻ mắc bệnh ngay ở độ tuổi tiêm vắc xin.

Bởi, khoảng thời gian đầu đời trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá với đa phần biểu hiện nhẹ. Trẻ cần tiêm chủng các mũi vắc xin cơ bản ngay trong các tháng đầu để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan B, lao, bại liệt, ho gà, bạch hầu, sởi…

Trước khi tiêm, trẻ sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng để đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng cháu.

Sẽ đưa thêm văc xin mới

Trao đổi với PV Báo GD&TD, ông Đặng Đức Anh - Giám đốc dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Những phản ứng sốt sau khi tiêm là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không cho trẻ đi tiêm, trẻ sẽ có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây lan ra cộng đồng.

Đưa trẻ đi tiêm là trách nhiệm của gia đình để bảo vệ sức khỏe của chính con em mình và cộng đồng. Khi trẻ không được tiêm vắc xin, trẻ sẽ không có đáp ứng miễn dịch để bảo vệ bản thân phòng các bệnh truyền nhiễm mà được phòng bằng các loại vắc xin. Vì thế, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn so với những cháu được tiêm phòng vắc xin.

Khi trẻ mắc bệnh sẽ trở thành nguồn lây ảnh hưởng tới những cháu nhỏ khác trong cộng đồng.

Được biết theo dự kiến, vắc xin mới này sẽ bắt đầu được đưa vào tiêm ở quy mô nhỏ tại 5 tỉnh thành miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên từ tháng 5/2019. Nếu theo đúng kế hoạch, vắc xin này sẽ được đưa vào tiêm chủng rộng rãi cùng với ComBE Five trong năm 2019.

Cũng theo ông Đặng Đức Anh cho biết: Vắc xin này do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, có thành phần kháng nguyên giống như các vắc xin Quinvaxem và ComBe Five. Vắc xin này ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, trong đó thành phần ho gà là toàn tế bào. Các phụ huynh nên yên tâm vì vắc xin đã đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.