Những thời điểm tiêm phòng sởi tốt nhất cho trẻ

GD&TĐ - Bệnh sởi đã và đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Các chuyên gia y tế khẳng định, tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Vậy tiêm phòng sởi thế nào để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Trên thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin.

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Là bệnh lây nhiễm người – người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

Lưu ý thời điểm tiêm vắc xin sởi

Đây là loại vắc xin sống, đủ để khởi phát phản ứng miễn dịch ở người được tiêm chủng nhưng không gây bệnh. Do trẻ được bảo vệ từ kháng thể của mẹ từ lúc sinh ra nên vắc xin sởi có thể được tiêm chủng muộn hơn các loại khác. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ từ miễn dịch của mẹ sẽ giảm dần sau 6 tháng.

Do kháng thể có sẵn trong cơ thể trẻ sơ sinh làm giảm tác dụng của vắc xin nên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo tiêm liều đầu vào lúc 12-15 tháng.

Còn tại Việt Nam, theo quy định của Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi. Mũi hai vào khoảng 15-18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4-6 tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng”.

Đối với trẻ trên 12 tháng, trẻ lớn và người lớn không có miễn dịch sởi thì nên được tiêm chủng hai mũi vaccine sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày trước khi vào vùng dịch. Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng sởi - quai bị - Rubella (MMR) nếu chưa có kháng thể.

Chuyên gia y tế khuyến cáo: Những người từng có tiền sử dị ứng nặng với vắc xin sởi, kháng sinh neomycin hay các thành phần trong vắc xin, đang bệnh nặng, có các bệnh làm suy giảm miễn dịch (AIDS, ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng corticoid, giảm tiểu cầu) không nên chủng ngừa vắc xin sởi.

Với phụ nữ mang thai nên tiêm chủng sởi ít nhất là 4 tuần trước khi thụ thai.

Những người đã tiêm phòng sởi thì vẫn có có thể mắc bệnh nhưng bệnh sẽ nhẹ và ít lây hơn người không có lịch sử tiêm phòng. Tương tự các loại thuốc khác, vắc xin sởi cũng có tỷ lệ rất nhỏ gây phản ứng dị ứng. Đặc biệt, sau khi tiêm có xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi nhưng đây không phải bệnh.

Tiêm phòng là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh sởi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Diếp thơm

GD&TĐ - Nó cứ luấn quấn bên chân mẹ rồi 'vén' mũi lên mà hít hà. Cái mùi hương này sao mà quyến luyến đến thế kia chứ.