Bộ Y tế: Nhiều nguy cơ dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn

Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo chu kỳ diễn biến của dịch sởi, sau 4-5 năm dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn. 

Tiêm chủng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: T.G/Vietnam+).
Tiêm chủng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: T.G/Vietnam+).
Đặc biệt, trong năm 2018 vừa qua, số trường hợp mắc bệnh sởi đã gia tăng hơn năm 2017. Điều đó cho thấy bản chất dịch sởi bắt đầu tăng.

Bộ Y tế cảnh báo, trẻ nhỏ và người lớn nếu không tiêm vắcxin phòng bệnh sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào. 

Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, chủ yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương… 

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vắcxin phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.

Theo số liệu thống kê, năm 2018, cả nước có hơn 9.700 người sốt phát ban nghi sởi (tăng hơn 20 lần so năm 2017), trong đó có 1.963 người dương tính bệnh sởi (tăng 13 lần so năm 2017). Ðáng lo ngại, hơn 50% số ca mắc sởi là do chưa tiêm vắcxin sởi, số còn lại do không tiêm đủ mũi, tiêm không đúng lịch.

Bộ Y tế: Nhiều nguy cơ dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn ảnh 1

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa Đông-Xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. 

Theo phó giáo sư Phu, chỉ có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh khi cộng đồng dân cư được tiêm chủng vắcxin phòng bệnh đầy đủ. 

Người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắcxin phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não … có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Trên thế giới trong năm 2018 bệnh sởi vẫn ghi nhận tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số mắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi. 

Để chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em, trong năm 2018 được sự đồng ý của Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tổ chức 3 đợt chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho nhóm đối tượng từ 1-5 tuổi tại các vùng nguy cơ cao.

Hiện nay đang trong mùa Đông Xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng với tỷ lệ tiêm vắcxin còn chưa cao – đây là thời điểm có nhiều yếu tố thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát sinh phát triển.

Bộ Y tế: Nhiều nguy cơ dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn ảnh 2
 Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng. (Ảnh: T.G/Vietnam+).

Bộ Y tế đánh giá bệnh sởi đang nằm trong chu kỳ dịch, vì vậy dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng kịp thời. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện tiêm chủng vắcxin - đây là biện pháp phòng bệh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi.

Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắcxin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắcxin phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương.

Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắcxin sởi cần được tiêm vắcxin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.

Để phòng bệnh sởi, mọi người cần hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Theo Vietnamplus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...