Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật

GD&TĐ - Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật trước bối cảnh dù đã nỗ lực trong quản lý nhưng đây vẫn là gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật trước bối cảnh dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng tiền sản giật (tiền sản giật) vẫn là một trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc sàng lọc tiên sản giật - sản giật:

Tích hợp sàng lọc tiền sản giật thực hiện thường quy vào quy trình quản lý thai, khám thai cho tất cả mọi thai phụ.

- Thực hiện sàng lọc tiền sản giật theo mô hình hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: tại thời điểm 11 -13+6 tuần tuổi thai, mục tiêu tập trung vào sàng lọc tiền sản giật sớm và can thiệp dự phòng,

+ Giai đoạn 2: vào 3 tháng giữa và/hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, sàng lọc tiền sản giật được tiếp tục thực hiện cho cả tiền sản giật sớm và tiền sản giật muộn, nhằm mục đích quản lý phù hợp các trường hợp nguy cơ cao, xác định thời điểm, địa điểm và cách thức kết thúc thai kỳ hợp lý cho từng trường hợp.

Tiền sản giật - sản giật (tiên sản giật - sản giật) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 -10% trong toàn bộ thai kỳ.

Mặc dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng tiên sản giật - sản giật vẫn là một trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Có thể hạn chế các ảnh hưởng của tiên sản giật - sản giật thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh, tối ưu là dự phòng xuất hiện bệnh, ngăn chặn tiến triển nặng và ngăn chặn các biến chứng.

Trong 2 thập kỷ qua tỷ lệ tiền sản giật đã tăng khoảng 25%, đặc biệt là nhóm tiền sản giật sớm.

Tại Châu Á, một thống kê từ 2001 -2014 cho thấy tiền sản giật sớm tăng từ 0,5% lên 0,8% trong toàn bộ thai kỳ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật trước 34 tuần là 0,43%, tỷ lệ tiền sản giật từ 34 -37 tuần là 0,70% và tỷ lệ tiền sản giật sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bộ thai kỳ.

Loạt nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016 tại Huế cho thấy tỷ lệ tiền sản giật khoảng 2,8 -5,5%. Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý tiên sản giật - sản giật trong những năm gần đây đã tập trung vào lĩnh vực dự báo xuất hiện bệnh, dự báo tiến triển bệnh và kết quả thai kỳ cũng như điều trị dự phòng tiền sản giật.

Tiền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới.

Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp (HA) trong thai kỳ nói chung và tiền sản giật chiếm khoảng 14%. Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng HA trong thai kỳ khoảng 12,9 -16,1%.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tiên sản giật - sản giật còn kéo dài sau sinh, liên quan đến các lần sinh tiếp theo và là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch về sau.

Theo Bộ Y tế, triệu chứng của tiên sản giật - sản giật bao gồm: Tăng huyết áp; Protein niệu; Các triệu chứng lâm sàng khác liên quan đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan do ảnh hưởng của bệnh lý tiền sản giật gồm: Rối loạn thị giác và tri giác, đau đầu không đáp ứng với các thuốc giảm đau, đau vùng thượng vị - hạ sườn phải, căng bao Glisson, tan máu, phù phổi... (triệu chứng phù ít có giá trị và không còn là tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật);

Triệu chứng cận lâm sàng như giảm tiểu cầu, các thay đổi liên quan đến thận bao gồm giảm mức lọc cầu thận, tăng nồng độ creatinin, acid uric huyết thanh, hoại tử và xuất huyết quanh khoảng cửa ngoại vi phân thùy gan gây tăng các men gan (SGOT, SGPT, xét nghiệm nước tiểu có protein niệu và hồng cầu niệu, soi đáy mắt biểu hiện co các động mạch võng mạc ở một điểm hay một vùnghoặc phù võng mạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ