Bộ Y tế cố tình chậm ban hành thông tư về sữa học đường?

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Sữa học đường đã lâu nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa ban hành Thông tư về Chương trình Sữa học đường.

Chương trình Sữa học đường rất có hiệu quả về an sinh xã hội. Ảnh minh họa
Chương trình Sữa học đường rất có hiệu quả về an sinh xã hội. Ảnh minh họa

Theo lịch làm việc của Bộ Y tế, sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chủ trì cuộc họp về Thông tư Sữa học đường. Tuy nhiên, đến phút chót, Bộ Y tế bất ngờ huỷ họp và trách nhiệm trả lời phỏng vấn báo chí được “đẩy” lại cho Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em.

Trước đó, ông Nguyễn Thanh Đề, quyền Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Đơn vị chúng tôi là đơn vị thụ hưởng, đồng quan điểm cái gì tốt nhất dành cho trẻ em, sau hơn 3 năm thực hiện trên toàn quốc mới có khoảng 20 tỉnh triển khai, trong đó có tỉnh mới chỉ xây dựng kế hoạch. Vấn đề thực tiễn triển khai chương trình rất khó khăn, theo ý kiến cá nhân các vi chất đưa vào phải bắt buộc, quan điểm tốt nhất dành cho trẻ em là bổ sung 21 vi chất”.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Sữa học đường, Bộ trưởng Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. 

Theo ông Vinh, qua công tác giám sát của Bộ Y tế và báo cáo của các địa phương có 15 tỉnh đã và đang triển khai chương trình.

Trả lời báo chí về vấn đề chậm trễ ban hành Quy chuẩn sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết: “Đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, như tranh cãi nên bổ sung 3, 18 hay 21 vi chất nên Bộ Y tế chưa có quyết định cuối cùng. Việc bổ sung vi chất vào sữa cần phải có căn cứ khoa học, có tính khả thi và phải phù hợp với quốc tế. Chúng tôi cũng đang lấy ý kiến doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận cao nhất. Khi còn quá nhiều ý kiến khác nhau, quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan quản lý nhà nước.”

Ông Vinh không đưa ra được cụ thể doanh nghiệp nào còn có ý kiến khác nhau về việc bổ sung vi chất vào Sữa học đường. Trong khi trước đó tất cả các doanh nghiệp sữa đã đồng thuận về việc bổ sung 21 vi chất theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng. Việc trả lời phỏng vấn báo chí hoàn toàn do Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em đứng ra mà không có sự xuất hiện của các cơ quan chuyên môn khác như: Viện dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm.

Nhiều doanh nghiệp sữa đang đặt câu hỏi, trong khi tất cả các doanh nghiệp sữa đã đồng thuận về số lượng vi chất, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng đã đưa ra kết luận cuộc họp, vậy doanh nghiệp nào đã thay đổi và đưa ra ý kiến khác? 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.