Bộ trưởng Nội vụ nêu giải pháp xây dựng bảng lương mới cho giáo viên mầm non

GD&TĐ - Bộ trưởng Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà nêu giải pháp xây dựng bảng lương mới cho giáo viên mầm non, khi trả lời chất vấn của ĐBQH.

Bộ trưởng Nội vụ nêu giải pháp xây dựng bảng lương mới cho giáo viên mầm non

Chiều 7/11, tiếp tục phiên chất vấn tại Quốc hội, trả lời câu hỏi của đại biểu về chính sách tiền lương của giáo viên mầm non, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện Nghị định 204/2004 của Chính phủ và Quyết định 244/2005 của Thủ tướng, về thực hiện trả phụ cấp ưu đãi nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm.

Nhìn tổng thể giáo viên mầm non lương rất thấp, chỉ khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ khi xây dựng bảng lương mới, căn cứ cơ sở vị trí việc làm trên nguyên tắc Nghị quyết 27/2018 của Trung ương, về tính chất công việc, thực hiện ưu đãi nghề.

Trên cơ sở Nghị quyết 29 của Trung ương, bảo đảm tiền lương cơ bản, cùng với phụ cấp sẽ có cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp. Khi tổ chức thực hiện sẽ quan tâm đến lương giáo viên nói chung và lương giáo viên mầm non nói riêng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà.

Về chính sách tiền lương của công chức cấp xã và công chức khác, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, thực tế tồn tại 2 chế độ công vụ cấp xã và chế độ cấp huyện trở lên.

Với cán bộ, công chức cấp xã, các chế độ chính sách cũng tương tự như cán bộ công chức cấp huyện trở lên, từ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí việc làm hết sức rõ ràng.

Tuy nhiên, công chức cấp xã chưa nằm trong tổng biên chế chung của hệ thống chính trị. Thời gian tới, Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện đề án liên thông công chức cấp xã với cấp huyện để xây dựng chế độ công vụ chung, hoàn thiện, hiện đại.

Về chậm trong xây dựng vị trí việc làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định nhận định này là đúng.

Đến nay đã có 13/15 Bộ hoàn thành Danh mục vị trí việc làm trong các lĩnh vực chuyên ngành. Bộ trưởng đề nghị các Bộ cố gắng sớm hoàn tất để triển khai đồng bộ.

Bộ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ Thông tư hướng dẫn chỉ đạo cơ quan đơn vị sự nghiệp do mình quản lý để triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, phê duyệt đề án để có thể triển khai cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Thời gian qua, thực hiện tự chủ đạt kết quả nhất định nhưng còn những khó khăn.

Mục tiêu đặt ra là đến 2021 phấn đấu cả nước có 10% đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính. Đến 2025 có 20% đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về tài chính và giảm 10% viên chức hưởng lương từ ngân sách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ