Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoygu công bố trên kênh truyền hình "Russia 24".
Đồng thời, phía Nga không từ chối đối thoại với Mỹ, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh. "Chúng tôi đã cho thấy tên lửa, loại đã gây ra nghi ngờ. Người Mỹ đã không đến".
Bộ trưởng cũng bày tỏ sự lo ngại rằng nếu Hoa Kỳ cần thêm người tham gia Hiệp ước INF, thì tại sao họ lại "phải phá vỡ mọi thứ". Bộ trưởng nhấn mạnh rằng Moscow để cánh cửa mở.
Theo người đứng đầu quân sự của Nga, Nga không có kế hoạch đáp trả đối xứng cho đến khi tên lửa của Mỹ xuất hiện ở châu Âu và châu Á vi phạm Hiệp ước INF.
Thỏa thuận về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào năm 1987. Theo đó, Liên Xô và Hoa Kỳ đã tiến hành phá hủy tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình thuộc thỏa thuận này được triển khai trên mặt đất, và sẽ không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai chúng trong tương lai.
Vào tháng 10 năm 2018, Thổng thống Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước, cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước. Tuy nhiên, phía Mỹ không cung cấp bằng chứng về điều này.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho Moscow hai tháng để trở lại tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận. Cụ thể, Hoa Kỳ yêu cầu Nga từ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8), có cự ly bắn được cho là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.
Moscow gọi những cáo buộc này là không có cơ sở, nhấn mạnh rằng tên lửa không được phát triển và không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn đã thiết lập.
Vào ngày 3 tháng 7, Vladimir Putin đã ký đạo luật về việc đình chỉ Hiệp ước INF. Vào ngày 2 tháng 8, Hiệp ước bị chấm dứt.