Bộ tham chiếu nâng cao phẩm chất người thầy

GD&TĐ - Dự thảo quy định chuẩn giảng viên sư phạm trong cả nước mà Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức lấy ý kiến đang được dư luận xã hội đánh giá rất cao, bởi các tiêu chuẩn, tiêu chí đưa ra là những khung tham chiếu về phẩm chất nghề nghiệp để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, góp phần xây dựng chế độ, chính sách phát triển chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, và thực sự trở thành bộ tham chiếu để nâng cao phẩm chất người thầy.

Bộ tham chiếu nâng cao phẩm chất người thầy

Nhất là khi mà ngày nay, giáo dục nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới. Việc dạy học về thực chất đã trở thành việc dạy cho người học biết cách học, biết cách tìm kiếm và sử dụng tri thức, qua đó mà phát triển các năng lực cần thiết để tồn tại và phát triển.

Vì vậy chức năng của mỗi người thầy rộng hơn trước rất nhiều, điều đó cũng đồng nghĩa là cùng với năng lực nghề nghiệp đã được đào tạo người thầy luôn phải được hoàn thiện, cập nhật và nâng cao.

Người giáo viên ngoài việc dạy còn phải biết học, như Bác Hồ từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Đương nhiên để có được điều đó, trước hết đòi hỏi tư duy và hành động của người dạy phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, nhận thức, khả năng độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo của người học, tránh lối học vẹt và không có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề bài tập, nhận thức cũng như những vấn đề do thực tế cuộc sống học tập đặt ra.

Đây là công việc không phải cứ nói là làm được, bởi tư duy và hành động của con người không phải hoàn toàn ngẫu nhiên, tự phát mà xuất phát từ các nhu cầu của xã hội và của mỗi cá nhân.

Thế nên quy định chuẩn giảng viên sư phạm, cũng chính là yêu cầu đối với nhà giáo không chỉ là người giỏi về chuyên môn, mà còn phải là người có năng lực sư phạm, có hiểu biết sâu rộng và có khả năng cập nhật thông tin mới nhất trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ; phải là người có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi trong xã hội, phải ý thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm với học sinh; xác định đầy đủ các yêu cầu đặt ra đối với nhà giáo từ gia đình, từ xã hội, từ bản thân các em học sinh chứ không chỉ từ các quy định tiêu chuẩn của ngành.

Hay nói cho thật cụ thể là việc quy định chuẩn giảng viên sư phạm không chỉ là những khung tham chiếu để cơ quan có thẩm quyền đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo giáo viên, mà nó còn hướng đến việc nâng cao phẩm chất người thầy, hướng cho mỗi người thầy có thế giới quan khoa học đúng đắn, phù hợp với yêu cầu nền tảng, định hướng thái độ hình vi ứng xử của người thầy trước các vấn đề về thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội nghề nghiệp.

Người thầy phải được đào tạo một cách có hệ thống, có trình độ cao về học vấn chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn mà mình giảng dạy, đồng thời phải có trình độ nhất định về các môn khoa học cơ bản, khoa học công nghệ ứng dụng, kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn.

Điều đó cũng đồng nghĩa đòi hỏi ở mỗi người thầy phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn, phù hợp với phương pháp giáo dục của bậc học, để có thể chuyền tải một nội dung môn học một cách hấp dẫn.

Nhất là ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo ra phương pháp, phương tiện giao lưu mới, mở rộng các khả năng học tập, tạo cơ hội cho mỗi người có thể học nhiều hình thức theo khả năng và điều kiện cho phép.

Nhà trường không chỉ là nơi duy nhất đem đến cho người học những tri thức mới, tuy nhiên giáo dục nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngời thầy vẫn là con đường hiệu quả nhất trong việc làm cho người học tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống những tinh hoa di sản văn hóa, khoa học công nghệ của dân tộc, của nhân loại.

Những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “dạy học hướng vào người học”, chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động, phát huy tính độc lập, tích cực, năng động, sáng tạo của người học cũng đòi hỏi người thầy không chỉ có khả năng nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, người thầy còn có khả năng hướng dẫn, rèn luyện cho người học phương pháp học theo cách tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực, phát hiện và giải quyết những vẫn đề thực tiễn, hướng vào việc chuẩn bị cho họ có khả năng nhanh chóng thích ứng với yêu cầu mới của nền kinh tế thi trường.

Người thầy ngày nay phải có nhu cầu và năng lực không ngừng tự hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng cập nhật tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ và giáo dục hiện đại, theo những bước tiến của khoa học đáp ứng kịp thời thực tiễn.

“Nghề dạy học là một nghề cao quý trong các nghề cao quý”, có lẽ bất cứ ai khi bước chân vào trường sư phạm không ai không biết lời nhận định này.

Từ xưa ông cha ta cũng đặt vị trí nhà giáo lên trên đó là: “Quân - sư - phụ”, vì vậy để làm tròn sứ mệnh đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là duy trì và giữ vững những chuẩn mực về đạo đức, nhân cách nhà giáo.

Bởi vậy, mỗi nhà giáo vẫn cần phải luôn tự hoàn thiện mình về tư tưởng và hành động. Tức là phải luôn có niềm tin và nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng vào công tác giáo dục. Phải có ý thức tổ chức kỷ luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Cái tâm của nhà giáo là tình yêu quê hương, đất nước, yêu CNXH, tình yêu thương con người, tôn trọng lẻ phải, có tâm hồn trong sáng, thích sự công bằng và đặt biệt là luôn gắn bó và tâm huyết với nghề nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.