Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn

GD&TĐ - Bộ Tài chính đề xuất tính thuế chuyển nhượng chứng khoán theo lãi thực tế 20% hoặc 0,1% trên giá bán từng lần.

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Bộ Tài chính đang đề xuất thay đổi phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động chuyển nhượng vốn và chứng khoán theo hướng linh hoạt hơn, trong dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) vừa được công bố.

Theo đó, cá nhân có thể lựa chọn giữa hai cách tính: hoặc tính thuế dựa trên phần lãi thực tế thu được với thuế suất 20%, hoặc áp dụng tỷ lệ thuế cố định trên giá chuyển nhượng.

Cụ thể, với hoạt động chuyển nhượng vốn, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú được tính theo thuế suất 20% trên phần thu nhập tính thuế – là khoản chênh lệch giữa giá bán, giá mua và các chi phí hợp lý liên quan. Phương pháp này chỉ áp dụng nếu người nộp thuế có đầy đủ chứng từ xác định được giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch.

Trong trường hợp không thể xác định được giá mua hoặc chi phí, thuế sẽ được tính theo phương pháp đơn giản hơn: áp dụng mức 2% trực tiếp trên giá bán (giá chuyển nhượng) của phần vốn góp.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, Dự thảo cũng đưa ra hai phương pháp tính tương tự. Nếu người nộp thuế chứng minh được chi phí đầu vào, thuế TNCN sẽ được tính theo công thức: (Giá bán – Giá mua – Chi phí hợp lý) x 20%. Cách tính này được áp dụng theo năm.

Ngược lại, nếu không xác định được giá mua và chi phí, thuế sẽ tính theo tỷ lệ cố định 0,1% trên giá bán chứng khoán, áp dụng theo từng lần chuyển nhượng.

Theo Bộ Tài chính, việc đưa ra hai phương pháp tính thuế nhằm tạo sự linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể của người nộp thuế, đồng thời khuyến khích cá nhân kê khai đầy đủ chi phí hợp lý để được áp dụng mức thuế suất theo thu nhập thực tế.

Đại diện Bộ cũng nhấn mạnh: "Đối với những trường hợp không đủ căn cứ xác định được giá mua hoặc chi phí, thường gặp trong giao dịch thị trường thứ cấp hoặc với cổ phiếu đã nắm giữ từ lâu, việc áp dụng thuế suất cố định giúp đơn giản thủ tục hành chính, tránh thất thu thuế".

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch hoàn tất, căn cứ theo quy định của pháp luật chuyên ngành (ví dụ như thời điểm thanh toán trong giao dịch chứng khoán hoặc thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn được công chứng).

Hiện dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) đang trong giai đoạn lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương và người dân trước khi trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh (phải) và người đồng cấp Nga Andrey Belousov.

Tình hình thảo luận Nga và Iran

GD&TĐ - Tại Moscow, bộ trưởng quốc phòng Iran và Nga họp thúc đẩy hợp tác quân sự, diễn ra song song nhiều tiếp xúc cấp cao về tình hình Trung Đông.

Học sinh Nhật Bản ăn ít hơn vì lạm phát.

Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát

GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa INT.

Khuyến học và khuyến tài

GD&TĐ - Chính sách học bổng của các cơ sở giáo dục đại học, ngoài thu hút thí sinh trong các mùa tuyển sinh, còn thể hiện chiến lược phát triển riêng của mỗi trường.