Bộ NN&PTNT kiểm soát giá thực phẩm

Bộ NN&PTNT kiểm soát giá thực phẩm

(GD&TĐ)-Xử lý triệt để dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn về vốn, tập trung đẩy mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm là các giải pháp chính mà cuộc họp khẩn ngày 12/7 của Bộ NN&PTNT đưa ra để kiểm soát giá thực phẩm đang tăng cao đột biến.

hgh
Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn nhằm giảm giá thành (ảnh MH)

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, cho biết, hiện giá gia cầm tăng 40-60%, thịt lợn tăng 70% so cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là giá thịt lợn tăng rất cao trong 3 tháng gần đây. Cụ thể, giá thịt lợn hơi trung bình ở miền Nam là 62.000 đ/kg, ở miền Bắc là 65.000- 68.000 đ/kg.

Giá thịt trong nước tăng ngoài lý do mặt bằng chung của giá thực phẩm trong khu vực được thiết lập còn do số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thời gian qua giảm rất mạnh: từ 8 triệu hộ xuống còn 3 triệu hộ. Dù chăn nuôi công nghiệp tiếp tục tăng mạnh nhưng không bù được lượng sụt giảm của chăn nuôi hộ.

Bất hợp lý hiện nay là giá thịt lợn ở miền Bắc tăng quá mạnh, cao hơn 5-7 nghìn đ/kg so với miền Nam. Điều này cho thấy cung cầu nội địa cũng chưa cân đối, cần giải pháp tháo gỡ về hàng rào dịch bệnh, vận chuyển để điều hòa trong nước.

Ngoài ra, giá thịt tăng mạnh như hiện nay là do người dân chậm tái đàn do có tâm lý lo sợ dịch bệnh, lo sợ sau khi tái đàn giá sản phẩm chăn nuôi sẽ hạ, lo ngại vì lãi suất cao.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục Phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, cho biết, hiện giá gia cầm tăng 40-60%, thịt lợn tăng 70% so cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là giá thịt lợn tăng rất cao trong 3 tháng gần đây. Cụ thể, giá thịt lợn hơi trung bình ở miền Nam là 62.000 đ/kg, ở miền Bắc là 65.000- 68.000 đ/kg.

Một vấn đề khó khăn để các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô là việc vay vốn với lãi suất cao đang là trở ngại lớn  nhất của ngành chăn nuôi hiện nay. Lãi suất mà các DN chăn nuôi đang áp dụng hiện nay là 22- 25%.

Trước ý kiến cho rằng, thực phẩm trong nước khan hiếm, tăng giá do thương nhân nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc nhảy vào mua vét, ông Phạm Văn Đông, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định không có hiện tượng này. Theo ông Đông, lượng thịt lợn xuất khẩu tiểu ngạch rất ít, chỉ chiếm 3,7% sản lượng trong nước. Riêng quý II vừa qua, xuất khẩu thịt lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc hầu như không còn. Thậm chí, đã xuất hiện hiện tượng nhập lậu thịt lợn sống từ Trung Quốc vào Việt Nam (vừa qua, lực lượng chức năng đã bắt giữ vụ buôn lậu 150 con lợn hơi từ Trung Quốc vào Việt Nam).

Ông Phạm Đồng Quảng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt:

Hiện rau ăn lá đang tăng giá mạnh do thời gian qua mưa bão khiến rau bị mất mùa. Việc tăng giá rau ăn lá thời điểm này là đúng với quy luật hàng năm, không có gì bất thường. Còn các loại rau khác thì nguồn cung khá dồi dào, có tăng nhưng không nhiều. Tuy nhiên, rau lá mất mùa, tăng giá, thịt tăng giá khiến các loại rau củ khác cũng tăng giá theo. Dù vậy, qua theo dõi sản xuất, chúng tôi thấy diện tích trồng rau cả nước vẫn được duy trì và mở rộng, do đó giá rau thời gian tới sẽ ổn định. Chúng tôi cho rằng, thị trường rau xanh hiện nay chưa cần tác động vì giá rau lên càng kích thích người dân sản xuất nhiều. Nếu vội vã thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân như phát giống… sẽ có nguy có xảy ra tình trạng rau ế thừa như đã từng xảy ra trước đây.

Ông Nguyễn Xuân Dương cũng đồng tình với ý kiến trên và khẳng định, hiện giá thịt lợn ở Trung Quốc chỉ khoảng 65.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá thịt lợn ở miền Bắc Việt Nam.

Để khẩn cấp ổn định giá thực phẩm, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo trước mắt, ngành chăn nuôi phải chỉ đạo tăng nguồn cung trên cơ sở kiên quyết xử lý các ổ dịch bệnh. Về tiếp cận tín dụng, Bộ sẽ tập hợp thông tin thị trường để báo cáo Chính phủ và làm việc với Thống đốc NHNN để tìm cách tháo gỡ. Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Chủ trương của Chính phủ là trong thắt chặt tín dụng vẫn ưu tiên vốn cho nông nghiệp nhưng ưu tiên này có đến với người dân hay không cần phải làm rõ”.

Với giá thịt lợn tăng cao như hiện nay, người chăn nuôi lợn lãi 1,5 triệu đồng/con, đây là mức lãi chưa từng có. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn ngần ngại tái đàn vì lo ngại sau 3-5 tháng nữa, khi có sản phẩm tiêu thụ, giá thịt sẽ không còn ở mức cao này.Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, để giảm bớt căng thẳng về giá thực phẩm, ngành chăn nuôi sẽ chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy nhanh chăn nuôi gia cầm vì gà công nghiệp hiện nay chỉ cần 45 ngày là có sản phẩm, gà thả vườn là 3 tháng. Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh chăn nuôi lợn.

Với giá thịt lợn hiện nay, người chăn nuôi lợn lãi 1,5 triệu đồng/con, đây là mức lãi chưa từng có. Tuy nhiên, nhưng người dân vẫn ngần ngại tái đàn vì lo ngại sau 3-5 tháng nữa, khi có sản phẩm tiêu thụ, giá thịt sẽ không còn ở mức cao này. Tuy nhiên, theo ông Dương, với các nỗ lực của Chính phủ, giá thực phẩm thời gian tới có thể không tăng mạnh chứ chưa thể sớm hạ nhiệt. Ngành chăn nuôi sẽ có giải pháp hỗ trợ người dân về đầu ra, tín dụng, con giống… để người dân yên tâm tái đàn.

Minh Duy

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...