Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên: Rà soát các quy định

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị xem xét, sửa đổi các Thông tư 01, 02, 03, 04 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về các quy định liên quan đến xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương cho giáo viên.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Vì thực tế, một số giáo viên làm công tác giảng dạy, giáo viên quản lý lâu năm có bằng cao đẳng, đại học quản lý giáo dục đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cũ đến nay không được chuyển hạng, xếp lương tương đương. Số lượng đội ngũ này đông và đang giữ chức vụ quản lý các cơ sở giáo dục, nếu không được thăng hạng không bảo đảm điều kiện bổ nhiệm lại và giải quyết vấn đề này rất khó khăn ở cơ sở.

Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đã gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/1/2022 đề nghị thực hiện một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Theo đó, việc bổ nhiệm lại và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên) thì thực hiện như sau:

Xem xét thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường học đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên).

Sau khi bổ nhiệm lại, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Sau khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo được quy định tại các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT tuân thủ đúng yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Bằng cử nhân chuyên ngành quản lý giáo dục không phải là bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên (theo quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT) và không phải là bằng cử nhân phù hợp với bộ môn giảng dạy tại trường phổ thông, nên không thể thay thế cho các bằng cấp đã quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Vì vậy, trường hợp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên) phải tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

Bộ GD&ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT để điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đáp ứng quy định mới của Chính phủ tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, rà soát các quy định về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhằm bảo đảm công bằng đối với đội ngũ giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.