Bộ Ngoại giao đã và đang thực hiện nhiều giải pháp bảo hộ công dân ở nước ngoài

GD&TĐ - Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp bảo hộ công dân Việt Nam đi học tập và lao động ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Chiều 18/3, phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phần chất vấn thành viên Chính phủ.

Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) cho biết, Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang là điểm đến ưa thích của khách du lịch, đã kí kết các thỏa thuận miễn thị thực đối với một số nước nhằm thu hút khách du lịch. Song, hiện mới chỉ có một số ít nước miễn thị thực cho công dân Việt Nam và việc xin thị thực cho công dân Việt Nam còn khó khăn.

Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết vai trò của Bộ Ngoại giao trong vấn đề này và giải pháp để cải thiện tình hình, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài và ngược lại.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, các nước trên thế giới rất quan tâm và coi Việt Nam là điểm đến an toàn, với nhiều danh lam, thắng cảnh.

Trong xu thế mở cửa, hội nhập sâu rộng, không chỉ các nước đến Việt Nam, mà công dân Việt Nam cũng có nhu cầu đi du lịch, tìm kiếm cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan chức năng đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh.

"Cụ thể là gần đây nhất Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh. Hiện có 13 nước Việt Nam miễn thị thực đơn phương - đây là địa bàn du lịch trọng điểm, có nhiều khách du lịch đến Việt Nam.

Bộ Ngoại giao cũng đàm phán với 15 nước thực hiện miễn thị thực song phương, để tạo điều kiện hoạt động xuất nhập cảnh thông thoáng hơn.

Bộ Ngoại giao đang đàm phán miễn thị thực song phương đối với nhiều nước về thị thực công vụ ”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp).
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp).

Năm 2023 có hơn 10 triệu lượt người Việt ra nước ngoài lao động và học tập

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc không ít trường hợp du học sinh, giảng viên các trường đại học trong nước cử đi tu nghiệp ở nước ngoài không về nước, đang làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác đi học khó khăn.

"Vậy trách nhiệm của Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự có biện pháp gì can thiệp trục xuất các đối tượng này về nước để lập lại trật tự, kỷ cương trong nước?", đại biểu Hòa đặt câu hỏi.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2023 có đến hơn 10 triệu lượt người Việt Nam ra nước ngoài lao động và học tập. Số du học sinh của ta quay trở lại học ở các nước tăng lên rất nhanh. Trong bối cảnh đó, xảy ra một số vi phạm pháp luật của lao động, du học sinh của ta ở các nước, ảnh hưởng đến hợp tác của nước ta với các đối tác.

Vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo cho các bộ, ngành liên quan phải xây dựng một quy trình, quy chế để đào tạo đội ngũ lao động nước ta sang nước ngoài lao động, đảm bảo vừa chấp hành tốt quy định của nước sở tại, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại và của quan hệ giữa 2 nước.

Về các du học sinh ra nước ngoài rất đông, qua trao đổi cho thấy nhiều du học sinh có nguyện vọng về đất nước cống hiến phục vụ nhưng cũng đặt câu hỏi trong điều kiện mà bên đó vẫn còn nhiều điều kiện để các em sau khi học xong ở lại làm việc, đóng góp.

Lãnh đạo cấp cao của ta cũng đã trả lời với bà con cử tri khi tiếp xúc với kiều bào, cũng nói rõ là nếu các cháu học sinh thấy rằng nếu có thể phát huy được vai trò công việc của mình sau khi học xong ở nước sở tại cũng chính là góp phần đóng góp và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng quan trọng hơn là làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước.

"Về một số trường hợp trốn ở lại, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ ngành để thông tin, làm việc với các đối tác để các bạn hiểu trong bối cảnh hiện nay", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.