Ăn uống thực phẩm lạnh: Gây rối loạn tiêu hóa
Đồ uống lạnh chỉ làm giảm cơn khát tạm thời, không có lợi cho sức khỏe
Vào mùa hè đồ uống lạnh rất cần thiết, nhưng nếu uống nước lạnh với một hơi dài, sẽ khiến dạ dày không chịu nổi. Số lượng lớn nước lạnh sau khi đi vào ruột, sẽ làm nhu động bình thường của ruột bị rối loạn, dẫn đến mất thăng bằng chức năng tiêu hóa, gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó ăn uống thực phẩm lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu ở đường ruột, làm giảm khả năng "làm lành" thành niêm mạc của đường tiêu hóa gây đau bụng.
Bệnh nhân bị bệnh tim và cao huyết áp càng không nên uống nước lạnh, bởi vì uống lượng nước lạnh lớn sẽ dẫn đến mạch máu bị co hẹp, khiến huyết áp tăng cao, triệu chứng co thắt động mạch và gây đau thắt cơ tim.
Bụng đói uống trà đá: Kích thích dạ dày
Mùa hè nắng nóng, không ít người thích uống ngụm trà đá lớn để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên phần lớn trà chưa được xử lý, chất tự nhiên được lưu lại trong lá chè tươi tương đối nhiều, trong đó có chất phenol, caffein được lưu lại khoảng hơn 85%.
Khi bụng đói, một số hoạt chất trong lá trà xanh kết hợp với protein trong dạ dày, gây kích thích, dễ tổn thương dạ dày. Hơn nữa, nó còn khiến dịch ở hệ tiêu hóa bị pha loãng, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.
Đồng thời, khi bụng đói, trong trà có một số chất rất dễ bị hấp thu quá mức, ví dụ như caffein và flo. Caffein sẽ có thể gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, tay chân run, tinh thần hoảng hốt, bác sĩ nói đó là hiện tượng "say trà".
Tắm ngay khi vừa đi nắng về và tắm nhiều lần trong ngày
Tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng hoặc tắm nước quá lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, lỗ chân lông và vi mạch dưới da co lại làm cản trở tuần hoàn máu dẫn đến hiện tượng cảm lạnh, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, huyết áp và có thể gây đột quỵ.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi đi ngoài nắng nóng về, nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút. Ban đầu nên lau người cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.
Đồng thời, không nên đi bơi hay tắm nhiều lần trong ngày vì việc ngâm nước thời gian lâu cũng dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh, nguy hiểm tới sức khỏe. Tuyệt đối không tắm đêm vì tắm đêm khiến cơ thể bị cảm lạnh nhiều nhất dù có sử dụng nước nóng. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm.
Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong rất cao. Chú ý, sau khi tắm, không nên vào ngay phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt.
Ngủ trên nền nhà lạnh
Dù là mùa hè nhưng nếu bạn ngủ trên nền nhà sẽ rất lạnh, nhất khi trời gần sáng. Nhiệt độ cơ thể người lúc này lại thấp nên khi ngủ trên nền nhà rất dễ bị cảm lạnh.
Nếu đã bị cảm lạnh tuyệt đối không được ngủ dưới đất, bởi vì các lỗ chân lông sẽ bị thu lại, mồ hôi không thoát ra được khiến triệu chứng cảm càng nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy nóng, bạn có thể chọn chỗ mát trên giường, mở cửa sổ cho không khí được đối lưu hoặc để nhiệt độ điều hòa thích hợp…
Để quạt, điều hòa thổi thẳng vào mặt
Cơ thể ra mồ hôi cũng có nghĩa là các mạch máu dưới da đang giãn nở để tỏa nhiệt. Khi những luồng gió lớn thổi trực tiếp vào người, ngay lập tức, mồ hôi bốc hơi mạnh, nhiệt độ ngoài da giảm, các mạch máu co lại đột ngột trong khi nhiệt độ bên trong cơ thể lại chưa kịp hạ. Điều này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài. Hậu quả của thói quen này có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt hay bị choáng tại chỗ.
Thêm vào đó, thói quen để gió từ điều hòa, quạt thổi thẳng vào mặt còn làm tăng nguy cơ sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô họng… Nguy hiểm hơn, khi trời nóng, lỗ chân lông trên mặt thường bí, khi gặp không khí lạnh, hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, gây liệt các dây thần kinh trên mặt.
Có thể nhiều người nghĩ rằng những thói quen trên đây không ảnh hưởng gì nhưng thực ra lại rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và thậm chí gây tử vong.