Ngoài ra, nó cũng giúp ức chế chất toluene từ màn hình máy tính và máy in phát ra. Những cây này được xưng là “máy lọc không khí màu xanh lá”.
Tuy nhiên cũng có những loại cây tuyệt đối không được để trong nhà. Hãy cùng xem những cây dưới đây và chọn cho mình loại cây thích hợp để đặt trong phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc nhé!
1. Cây Quân tử lan
2. Cây hoa Jasmine (hoa Nhài)
Loại cây này giúp chúng ta thả lỏng, thư thái, tốt cho giấc ngủ, giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
3. Cây Lan ý
Loài cây này ức chế khí thải do con người thở ra như amoniac và acetone. Nó cũng có thể lọc benzene, trichloroethylene và formaldehyde. Tốc độ bốc hơi cao của nó có thể tránh làm khô mũi, do đó có thể giảm đáng kể khả năng bị bệnh.
4. Cây Ngân hậu
Cây này đặc biệt có khả năng thanh lọc không khí. Trong không khí ô nhiễm với nồng độ càng cao, nó càng có thể phát huy khả năng tinh lọc của nó.
5. Cây Adiantum (cây Tóc thần)
Cây này mỗi giờ có thể hấp thụ khoảng 20 microgram chất formaldehyde, nên nó được gọi là “dụng cụ thanh lọc”.
Nếu bạn làm việc với sơn hay bên cạnh những người hút thuốc lá thì nên để ít nhất một cây này trong phòng làm việc. Ngoài ra, nó có thể ức chế sự xylene và toluene do màn hình máy tính và máy in phát ra.
6. Cây Chlorophytum (cây Dây nhện)
Đặt cây Chlorophytum trong phòng từ 8-10 m2 nó sẽ có tác dụng tương đương với một máy lọc không khí. Thông thường trong các phòng nên đặt 1-2 chậu Chlorophytum, nó có thể giải phóng oxy trong 24 giờ, đồng thời hấp thu các chất formaldehyde, styrene, carbon monoxide trong không khí.
Cây này có lực hút đặc biệt mạnh đối với những chất có hại như các hỗn hợp khí carbon monoxide và formaldehyde, tương ứng đạt 95% và 85%. Ngoài ra nó còn hấp thụ cả chất nicotine trong khói thuốc lá.
7. Cây Lô hội
8. Cây Monstera
Monstera có chức năng thanh lọc không khí yếu hơn cây Dây nhện, cây Lô hội. Nhưng Monstera vào ban đêm có thể hấp thụ khí carbon dioxide, cải thiện chất lượng không khí trong nhà và làm tăng hàm lượng oxy rất nhiều. Quả của cây này khi chín có thể làm đồ ăn và có mùi thơm như quả dứa hoặc chuối tiêu.
9. Dây thường xuân
Dây thường xuân là cây đứng đầu trong hấp thụ formaldehyde. Trong 24 giờ, dưới điều kiện ánh sáng, nó có thể hấp thụ 90% benzen. Giả sử trong phòng 10 m2, chỉ cần đặt 2-3 chậu Dây thường xuân có thể đóng vai trò như một máy lọc không khí.
10. Cây Cao su Ấn Độ
Cây có tác dụng tốt trong loại bỏ các chất độc hại. Cây Cao su là một “máy đa năng” trong việc loại bỏ độc hại như khí carbon monoxide, carbon dioxide, hydrogen fluoride và các khí độc hại khác.
11. Cây Măng tây
Cây Măng tây chứa các thành phần kháng khuẩn mà có thể tiêu diệt các vi khuẩn trong không khí giúp chăm sóc sức khỏe con người. Ngoài ra, rễ cây Măng tây còn có tác dụng chữa bệnh về ho, nhuận phổi, làm mát giải độc máu.
12. Cây Tông trú
Cây này giúp loại bỏ chất co2. Cây này có tác dụng như cây Monstera hút khí độc và làm sạch không khí.
13. Cây Trúc phú quý
Cây này thích hợp cho phòng ngủ. Trúc phú quý có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng không hay mở cửa sổ.
14. Cây Pachira (cây Phát tài)
Cây này loại bỏ các chất độc do khói thuốc lá nhả ra. Pachira thông qua quang hợp, hấp thụ các khí độc hại và giải phóng oxy.
15. Cây Scindapsus (Cây thân leo)
Cây này giúp loại bỏ các chất độc hại để cải thiện chất lượng không khí. Màu xanh lá cây hấp thụ các chất có hại cũng rất mạnh mẽ, có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng thường xuyên đóng cửa sổ.
Scindapsus cũng giúp loại bỏ formaldehyde và các chất độc hại khác, và chức năng của nó nhiều như của cây dây thường xuân, cây dây nhện.
16. Cây Xương rồng
Cây xương rồng có tác dụng tốt nhất về làm giảm bức xạ điện từ. Đồng thời nó có khả năng khử trùng chống viêm mạnh. Ngoài ra, cây xương rồng vào ban đêm sẽ hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng oxy. Nên nó thích hợp đặt trong phòng ngủ.