“Bố mẹ” thứ hai của sĩ tử vùng cao

GD&TĐ - Đã từ lâu, ở nhiều huyện biên giới, vùng cao, các sĩ tử  đi thi THPT quốc gia chỉ có thầy cô giáo là những người đồng hành duy nhất.

Các thầy cô ở Trường THPT Nậm Pồ, huyện Nậm Pồ, Điện Biên căn dặn dò thí sinh trước giờ thi ngày thi đầu tiên. Ảnh: Giang Hoàng.
Các thầy cô ở Trường THPT Nậm Pồ, huyện Nậm Pồ, Điện Biên căn dặn dò thí sinh trước giờ thi ngày thi đầu tiên. Ảnh: Giang Hoàng.

>> MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY

 Những hình ảnh dưới đây là thầy trò ở huyện Nậm Pồ- Điện Biên, do hầu hết hoàn cảnh các em đều khó khăn, bố mẹ phải “lăn lộn” mưu sinh nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con, nên thầy cô đứng ra đỡ đầu như con e ruột thịt của mình.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền dặn dò học sinh.
 Cô giáo Nguyễn Thị Huyền dặn dò học sinh.

Trước mỗi buổi thi, qua hàng rào sắt “vô hồn” của điểm thi là những câu chuyện trao đổi nhưng giữa thầy, cô với học trò mình.

“Cô ơi! Thầy ơi! Câu này có phải thế này không ạ?", hay như những lời dặn dò ân cần từ phía thầy cô như: “Các em cứ bình tĩnh, tự tin mà làm bài cho tốt nhé! Câu nào dễ làm trước, làm xong còn thời gian nhớ kiểm tra bài kỹ nhé!...

Học sinh tranh thủ nhờ thầy giáo Chu Văn Trình, Trường THPT Nậm Pồ tư vấn kiến thức trước thi.
Học sinh tranh thủ nhờ thầy giáo Chu Văn Trình, Trường THPT Nậm Pồ tư vấn kiến thức trước thi.

Câu chuyện của những thầy cô vùng cao là thế. Họ vừa dạy kiến thức, dạy cả kỹ năng sống cho các em.

Ngày thường vẫn quan tâm đến các em, ngày thi họ còn quan tâm, lo lắng hơn. Họ đưa các em đi thi, nắm bắt từng cung bậc cảm xúc, kịp thời động viên, chăm chút cho từng bữa ăn, giấc ngủ để các em vững tin làm bài thi. 

Trên lớp họ là thầy, là cô. Ngoài giờ dạy họ là cha, là mẹ của những đứa trẻ vùng cao vốn quanh năm mây mù bao phủ. 

>> MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ