Bố mẹ nên làm gì khi con trẻ… stress?

GD&TĐ - Thật tuyệt vời khi cha mẹ có thể mang lại cho con những điều tốt nhất. Nhưng đôi khi cha mẹ vô tình đặt trẻ dưới những áp lực quá lớn, buộc trẻ phải thực hiện tốt, đến mức phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng.

Những sự kỳ vọng quá mức ở cha mẹ có thể mang lại hậu quả khôn lường. Ảnh: kidshealth.
Những sự kỳ vọng quá mức ở cha mẹ có thể mang lại hậu quả khôn lường. Ảnh: kidshealth.

Trẻ em đang chịu nhiều áp lực

Mỗi cha mẹ sẽ đưa ra những ý kiến và nhận định khác nhau về mức độ áp lực trẻ có thể chịu đựng. Trên thực tế, theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 64% người Mỹ nói rằng, cha mẹ không tạo áp lực đủ lớn để con cái học giỏi.

Khi trẻ không chịu đủ áp lực từ cha mẹ, chúng có thể giảm khả năng thể hiện tốt nhất những gì chúng đang có.

Những người còn lại khẳng định, trẻ em đang chịu quá nhiều áp lực. Họ bày tỏ lo ngại rằng, trẻ em không còn là trẻ em nữa vì chúng liên tục bị áp lực phải thể hiện tốt, từ đó chúng mới được ghi danh vào các trường danh tiếng nhất hoặc nhận được học bổng tốt nhất.

Tất nhiên, trường học là nơi duy nhất mà cha mẹ gây áp lực cho trẻ. Một số cha mẹ gây áp lực để trẻ thể hiện tốt trong lĩnh vực thể thao, âm nhạc, hội họa hoặc một số lượng lớn các hoạt động khác. Họ cũng thường xuyên yêu cầu trẻ luyện tập liên tục và thể hiện tốt trong các cuộc thi.

Những sự kỳ vọng ở cha mẹ là điều rất đỗi bình thường và lành mạnh, nhưng nếu họ liên tục đặt áp lực lên trẻ thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Khi những đứa trẻ cảm thấy như mỗi bài tập về nhà sẽ mở ra hoặc phá vỡ tương lai của chúng, hay mỗi cuộc thi chạy có thể xác định mức học bổng tại trường đại học, chính những áp lực đó sẽ mang lại hậu quả tiêu cực.

Những hậu quả

Cha mẹ gây áp lực quá mức cũng có thể làm tổn hại lòng tự trọng của trẻ. Ảnh: kveller.
Cha mẹ gây áp lực quá mức cũng có thể làm tổn hại lòng tự trọng của trẻ. Ảnh: kveller. 

Đây chỉ là một vài trong số những nguy hiểm trẻ em có thể gặp phải khi cha mẹ đặt chúng dưới áp lực quá lớn:

Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn. Những đứa trẻ cảm thấy như chúng phải chịu áp lực liên tục có thể gặp phải sự lo lắng thường trực. Số lượng căng thẳng tăng cao cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Gây áp lực quá mức cũng có thể làm tổn hại lòng tự trọng của trẻ. Cụ thể, khi sự căng thẳng liên tục diễn ra, cha mẹ không ngừng can thiệp vào quá trình hình thành bản sắc của trẻ, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân chúng chưa đủ tốt.

Những đứa thường xuyên bị áp lực phải học giỏi ở trường có thể thức khuya học bài và kết quả là, chúng có thể phải vật lộn để ngủ đủ giấc.

Những trẻ thường xuyên bị stress sẽ có nguy cơ chấn thương cao hơn. Cũng giống như các vận động viên thường xuyên chịu áp lực phải đạt thành tích cao, điều này sẽ khiến họ dễ gặp phải chấn thương.

Nếu họ tiếp tục làm ngơ với nỗi đau và quá nôn nóng để trở lại, những chấn thương mới có thể khiến họ phải từ bỏ thể thao vĩnh viễn.

Quá stress cũng có thể làm tăng khả năng gian lận. Khi quá tập trung vào thành tích, trẻ có nhiều khả năng gian lận. Cho dù đó là chỉ là hành động nhìn thoáng qua câu trả lời của bạn bên cạnh trong một bài kiểm tra, hoặc một sinh viên đại học trả tiền cho ai đó để viết hộ mình một bản báo cáo. Gian lận là chuyện khá phổ biến ở những đứa trẻ luôn bị áp lực phải đạt kết quả tốt.

Giảm căng thẳng

Làm thế nào bạn có thể giúp trẻ em đối phó với căng thẳng? Nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng tốt có thể thúc đẩy các kỹ năng giúp trẻ đối phó với stress.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nghiên cứu thêm những phương thức để nuôi dạy con tốt hơn. Một trong những điều tuyệt vời cha mẹ có thể làm là dành thời gian cho con mỗi ngày. Cho dù đó có thể là ở cùng phòng và nói chuyện, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện điều đó.

Đừng cố gắng ép trẻ nói, ngay cả khi bạn biết trẻ đang lo lắng về điều gì đó. Đôi khi trẻ chỉ cảm thấy tốt hơn khi bạn dành thời gian cho chúng trong các hoạt động vui chơi.

Ngay cả khi trẻ lớn hơn, thời gian cha mẹ dành cho trẻ vẫn cực kỳ quan trọng. Thật khó khăn với một số cha mẹ, khi họ trở về nhà sau giờ làm việc, ngồi xuống sàn và chơi với con hoặc chỉ nói chuyện với con về một ngày của họ - đặc biệt là nếu bản thân họ đã có một ngày quá mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng bày tỏ sự quan tâm và luôn chia sẻ sẽ giúp con bạn thấy rằng chúng quan trọng với bạn đến nhường nào.

Cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó với căng thẳng bằng cách nói về những nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng. Bạn có thể đưa ra một vài giải pháp như cắt giảm các hoạt động sau giờ học, dành nhiều thời gian nói chuyện với phụ huynh hoặc giáo viên, xây dựng chế độ tập thể dục hoặc viết nhật ký.

Làm thế nào bạn có thể giúp trẻ em đối phó với căng thẳng? Nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng tốt có thể thúc đẩy các kỹ năng giúp trẻ đối phó với stress. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nghiên cứu thêm những phương thức để nuôi dạy con tốt hơn. Một trong những điều tuyệt vời cha mẹ có thể làm là dành thời gian cho con mỗi ngày.

Bạn cũng có thể giúp đỡ trẻ bằng cách dự đoán các tình huống có khả năng gây căng thẳng và cùng trẻ chuẩn bị cách đối phó.

Ví dụ, hãy cho con trai hoặc con gái của bạn biết trước về cuộc hẹn với bác sĩ và nói về những gì sẽ xảy ra ở đó. Điều chỉnh thông tin phù hợp với độ tuổi của con bạn - những đứa trẻ nhỏ hơn sẽ không cần nhiều sự chuẩn bị trước hoặc chi tiết, nhưng những đứa trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên thì điều này rất quan trọng.

Hãy nhớ rằng một số mức độ căng thẳng là điều hoàn toàn bình thường, ví như cảm giác tức giận, sợ hãi, cô đơn hoặc lo lắng… Tuy nhiên, những cảm xúc đó cần được chia sẻ. Sự trấn an là rất quan trọng, vì vậy hãy thường xuyên nhắc nhở để trẻ nhớ rằng cha mẹ luôn đồng hành và có thể giúp trẻ xử lý mọi tình huống.

Theo verywellfamily, kidshealth

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ