Bố mẹ già rồi, chẳng biết còn mấy giao thừa nữa chồng ơi?

Chồng ơi, 5 năm ở nhà chồng là 5 năm em mong ngóng được về đón giao thừa cùng bố mẹ.

Bố mẹ già rồi, chẳng biết còn mấy giao thừa nữa chồng ơi?

Nhớ những tháng ngày còn chưa lấy chồng, còn là con gái được nũng nịu trong vòng tay của mẹ, em lại ước ao một lần được như thế. Đã từ rất lâu rồi, em không còn thích Tết.

Vì bây giờ, Tết với em chỉ là những chuỗi ngày mệt mỏi, cơm nước, nhớ nhung, không còn được ở bên bố mẹ, được đi mua hoa, mua quà, mua bánh kẹo cho gia đình. Không được vui vẻ cùng bạn bè, bay nhảy tự do, thích đi đâu thì đi. Không còn những cuộc hò hẹn… với chúng bạn.

Em bây giờ đã khác xưa, đã là mẹ, làm vợ và làm con dâu của gia đình anh. Em hiểu, không thể cứ sống mơ mộng mãi với thời còn trẻ. Nhưng, em muốn được một năm nào đó về nhà đón giao thừa, được cùng bố mẹ trông nồi bánh chưng xanh, được cùng bố nướng xiên thịt nướng, luộc con gà. Được cùng mẹ lúc sang canh đi lên chùa cúng bái. Cảm giác ấy mới ấm cúng và hạnh phúc biết bao nhiêu.

Nhưng từ ngày về nhà chồng, bao nhiêu thủ tục, bao nhiêu việc mà em phải vất vả lo toan, nhất là chuyện chồng nhất nhất, Tết phải ăn Tết nhà nội. Chồng bảo, ở nhà chỉ có mình anh là con trai, Tết không ở nhà, bố mẹ buồn lắm. Em hiểu… nhưng, em đã xa nhà những 5 năm, đã không được ở cùng bố mẹ lúc giao thừa đã 5 năm…

Bo me gia roi, chang biet con may giao thua nua chong oi? - Anh 1

Em bây giờ đã khác xưa, đã là mẹ, làm vợ và làm con dâu của gia đình anh. Em hiểu, không thể cứ sống mơ mộng mãi với thời còn trẻ. (Ảnh minh họa)

Chồng nghĩ mà xem, những ngày chúng ta ở nhà nội nhiều như thế nào, là quanh năm, suốt tháng. Vài tháng mới có cơ hội về thăm ông bà ngoại. Vậy ai mới là người thiệt thòi? Có con cái nào mà không yêu bố mẹ của mình? Có bố mẹ nào lại không mong được ở cạnh con cái của mình đúng không anh? Anh có bố, có mẹ, anh mong muốn được ở bên bố mẹ như thế nào, em mong như thế ấy…

5 năm rồi, lần nào em cũng phải giấu nước mắt gọi điện về chúc Tết mẹ lúc giao thừa. Vì em biết, giờ này, bố mẹ sẽ rất nhớ con gái, nhưng bố mẹ chẳng dám nói ra đâu, vì sợ em sẽ lại buồn. 5 năm rồi, em thèm được đón giao thừa cùng bố mẹ lắm chồng ơi!

Bố mẹ em già rồi, yếu rồi, anh nhìn thấy đó. Anh cấm em về nhà ngoại ăn Tết, giao thừa nhất định phải ở nhà anh, còn lúc nào về thăm ông bà ngoại thì về. Anh thấy vậy là hợp lý, nhưng em thấy không ổn.

Em không muốn vợ chồng mình lại đôi co về việc này. Không muốn mỗi năm chúng ta lại cãi vã về chuyện ăn Tết nội ngoại để Tết nhất chẳng vui vẻ gì. Nhưng em muốn nói nghiêm chỉnh với anh, hãy để em được về ăn Tết, đón giao thừa với bố mẹ em một lần. Đó là niềm hạnh phúc của em, là niềm hạnh phúc của bố mẹ.

Ông bà già rồi anh ơi, chẳng biết còn mấy mùa giao thừa nữa đâu anh… Không phải bây giờ thì sẽ là bao giờ hả anh? Em nhớ nồi bánh chưng xanh của bố, nhớ mẹ cặm cụi thịt gà, nhớ những luống rau sống mẹ chồng chờ con gái về ăn. Nhớ lúc cả nhà quây quần xem Táo quân rồi cười vui sướng… Cho em về năm nay anh nhé, em nhớ bố, nhớ mẹ lắm, anh ơi!

Theo Eva

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.