Bố mẹ chồng khiến con dâu phát… sợ

Tôi kể những câu chuyện này không có ý chê bai những bố, mẹ chồng cực kỳ khó tính, bởi tôi biết không phải ai cũng như vậy. 

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Tuy nhiên sau gần 5 năm chung sống trong cùng một mái nhà, cách hành xử của họ khiến tôi phát… sợ.

Cấm đưa con về nhà bố mẹ đẻ

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạ ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) kể về những tình huống chết dở vì phải sống chung cùng với bố mẹ chồng khó tính.

Hiện vợ chồng chị Hạ đã có với nhau một cậu con trai gần 2 tuổi và phải sống với bố mẹ chồng vì chồng chị là con trai một.

Từ nhà chị đến nhà chồng là anh Minh không xa lắm, chỉ độ 60km. Cuộc sống khá giả, thoải mái về vật chất, thi thoảng cũng không tránh khỏi bất đồng. Tuy nhiên có một điều khiến chị Hạ luôn phiền muộn là bố mẹ chồng luôn cấm chị mang con về quê ngoại.

Hồi trước, khi mới cưới, chị và chồng được về nhà bố mẹ vợ để lại mặt. Từ đó, chị không được về lần nào nữa, cho đến mãi sau này khi sinh con và được khoảng hơn 6 tháng thì nhỏ bạn thân học từ bé đi lấy chồng định cư ở nước ngoài về quê chơi và mong muốn gặp chị để tâm sự hàn huyên sau bao năm xa cách.

Để giữ ý tứ, mẹ chị cũng đã gọi điện thoại tới nhà chồng để xin phép cho chị và cháu về nhà chơi mấy hôm nhưng bố mẹ chồng nhất quyết không cho.

Đáp lại điều đó, mẹ chồng chị cho rằng, việc anh chị sống chung trong nhà với bố mẹ thì phải có sự thống nhất, kể cả việc xin đi đâu, ở đâu. Còn việc mang con cùng về chơi thì nhất quyết không được vì cho rằng cháu mình còn quá nhỏ.

.Lúc ấy, chị cảm thấy đau và nhục lắm! bởi chị thấy thương mẹ mình vì tự dựng bị xúc phạm, hơn hết, chị còn thấy mặc cảm với đứa bạn thân nữa.

Sau lần đó chị vẫn quyết định về và sẽ xin lỗi ông bà sau. Nếu bây giờ cứ giằng co mãi cũng không thể giải quyết được vấn đề gì. Trái lại, tình cảm gia đình, mẹ con ngày càng sứt mẻ và hơn hết là sẽ khiến chồng chị khó xử.

Cho đến đợt gần đây, khi cô em gái chị ăn hỏi, chị Hạ một lần nữa ngỏ ý xin mang cả con về nhà bố mẹ đẻ thì bố mẹ chì chiết bảo: “Dì đến tuổi thì dì cưới, để thằng M đại diện về (chỉ chồng chị) chứ con còn bé mà cứ tha lôi về hết lần này lần nọ thì không được”.

Nhà chị chỉ có hai chị em gái, em ăn hỏi chị không về thì ăn nói sao được với họ hàng làng xóm. Hơn hết con chị cũng có mỗi một người dì, đưa con về để chơi với ông bà ngoại, với dì thì có sao đâu. Chị không nghĩ bố mẹ chồng chị lại khó tính và có kiểu suy nghĩ độc đoán như thế.

Lần này chị cũng không dám cãi vì nghĩ cũng chỉ do ông bà thương cháu, nghĩ cháu còn nhỏ đi đường mệt nên mới cư xử như thế. Sau đó hai vợ chồng chị vẫn nhất quyết mang cháu về cùng. 

Ai dè khi về đến nhà bố mẹ đẻ thì bố chồng gọi điện mắng nhiếc và cho rằng bố mẹ chị không biết dạy để con cái không biết phép tắc, thể thống, lề lối gia phong.

Không dừng lại ở đó, khi mới bước chân về đến sân nhà, ông bà còn không cho chị bế con vào mà bắt chị đứng ở bên ngoài cửa để họ lấy bùa chú mua ở chợ về đốt, huơ huơ trước mặt và xung quanh người con chị để đuổi tà ma khiến chị rất bực mình nhưng vì chồng và con nên không thể nói gì, làm gì được.

Đuổi đi chỉ vì 200 nghìn đồng

Câu chuyện của chị Mai Thị Loan, Phú Diễn, (Từ Liêm, Hà Nội) có chút khác với câu chuyện trên.

Chị Loan và chồng cưới nhau cách đây 5 năm nhưng mãi sau 3 năm chị và chồng mới sinh được mụm con nhưng là con gái.

Chồng chị là con trai cả trong gia đình và kinh tế không mấy khá giả nên lẽ đương nhiên sau khi cưới hai vợ chồng chị phải sống chung và phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ chồng.

Chính những điều trên đã khiến cho cuộc sống gia đình anh chị trở nên nặng nề, thậm chí nhiều lần mẹ chồng còn tỏ ra khinh thường chị.

“Tôi kể những câu chuyện này không có ý chê bai những bố, mẹ chồng cực kỳ khó tính, bởi tôi biết không phải ai cũng như vậy. Tuy nhiên sau gần 5 năm chung sống trong cùng một mái nhà, cách hành xử của họ khiến tôi phát… sợ”. - chị Loan nói.

Chị Loan kể, chị nhớ rất rõ lần mới đây nhất là từ đầu tháng 2, vì đứa bạn thân cùng học đại học với chị lấy chồng và mời cả hai vợ chồng cùng tham dự, chồng chị bận không đi được.

Sau một hồi bàn bạc chị nói với chồng là nên đi 500 nghìn, nhưng chồng không đồng ý và chỉ đưa 300 nghìn đồng và nói chỉ đi như vậy thôi.

Chị bảo chồng: “Đi số tiền ấy không được vì ngày xưa bạn ấy cũng mừng mình ngần ấy tiền rồi, chả lẽ lúc đi lại mình không đi được chừng ấy”.

Rồi chị bảo chồng đưa thêm 200 nghìn nữa nhưng anh nhất quyết không đưa và hai bên bắt đầu cãi cọ. Trong lúc tức giận, chị Loan lấy vội cốc nước để uống thì không may lỡ tay làm rơi vỡ khiến đứa con gái khóc thét.

Bố mẹ chồng cũng ở phòng bên cạnh nghe thấy câu chuyện nhưng lại tỏ ý bênh con trai mình. Họ xúm lại mắng chị là đồ nhà quê mà sĩ diện, là mất dạy rồi đòi đuổi chị ra khỏi nhà.

Lúc đó vì cũng phải chuẩn bị đi đám cưới nên chị đành ngậm đắng và bế con bước ra khỏi nhà luôn.

Chiều hôm đó, gia đình chồng gọi điện thoại cho mẹ đẻ chị và nói rằng bà trả con dâu về, yêu cầu gia đình chị phải mang cháu nội (tức con vợ chồng chị) trả cho bà.

Chị Loan không bao giờ nghĩ cái giá của mình lại rẻ mạt như vậy, chỉ vì 200 nghìn đồng tiền mừng đám cưới bạn mà chồng chị lại như thế. Hơn hết ngay cả bố mẹ chồng chị cũng không đứng ở giữa để suy xét mà đổ lỗi lên chị, đuổi chị ra khỏi nhà.

Đó chỉ là một trong số cái cớ mà gia đình chồng đã từng lấy để “tố” chị với bố mẹ đẻ trong suốt gần 3 năm sống chung. Cũng chả hay ho gì để phơi bày những chuyện đó nhưng những năm tháng tiếp theo chị phải sống như thế nào để bố mẹ chồng không còn đuổi chị về nữa.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phần tháp pháo của một chiếc T-90M đang hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

'T-90M Proryv tốt nhất trong thực chiến'

GD&TĐ - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, T-90M Proryv đã chứng tỏ là xe tăng tốt nhất hiện nay trong điều kiện thực chiến.