Việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.
Thứ trưởng cho biết: Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GD phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền GD từ nặng về truyền thống truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa Đức, Trí, Thể, Mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Tại buổi tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tham gia báo cáo chuyên đề "Những vấn đề chung về đổi mới chương trình, SGK" với các nội dung: Giải pháp then chốt, đột phá đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; chương trình GD phổ thông là gì? Nội dung đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông; ý nghĩa của cấu trúc hai giai đoạn GD cơ bản và GD định hướng nghề nghiệp trong chương trình GD phổ thông; chức năng SGK? Mục tiêu GD từng cấp học...
Do vậy, yêu cầu đổi mới là phải kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, SGK giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam, phù hợp với xu thế quốc tế.
Đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực HS; khắc phục tình trạng quá tải; Tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống.
Việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.
Tại buổi tập huấn Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Đổi mới căn bản GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, đổi mới về chất, đổi mới từ gốc rễ, đổi mới có tính chất bước ngoặt với tinh thần và thái độ kiên quyết để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD.
Trong báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ XI cũng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đảm bảo dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.