Bỏ cộng điểm thi nghề vào lớp 10 không gây xáo trộn

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT mới công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo dự thảo sẽ bỏ quy định Sở GD&ĐT cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10. Như vậy điểm thi nghề phổ thông sẽ không được cộng. Dự thảo quy định này đã nhận được sự đồng tình của đông đảo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Mục tiêu của học nghề phổ thông là hướng tới việc làm tốt hơn công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Ảnh minh họa/internet
Mục tiêu của học nghề phổ thông là hướng tới việc làm tốt hơn công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Ảnh minh họa/internet

Công tác phân luồng học sinh sau THCS sẽ tốt hơn

Dưới góc nhìn của một giáo viên, thầy Nông Ngọc Trọng - Trường THPT An Mỹ (Thủ Dầu I, Bình Dương) - cho rằng, việc cộng điểm thi nghề vào tuyển sinh vào lớp 10 là không cần thiết. Do đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ GD&ĐT mới công bố, trong đó có quy định bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là phù hợp.

Thầy Nông Ngọc Trọng - lý giải: Trên thực tế việc học nghề, thi nghề ở THCS đã không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Học sinh học chỉ nhằm mục đích cộng điểm chứ không vì mục đích định hướng nghề nghiệp. Từ đó, làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác phân luồng học sinh sau THCS.

"Tôi được biết, việc tổ chức học nghề, thi nghề bậc THCS của nhiều trường vẫn còn hình thức; dẫn đến chất lượng không thực chất và vô hình chung tạo ra áp lực cho các trường THPT. Vì lúc đó điểm đầu vào của các em không đúng với thực chất" - Thầy Nông Ngọc Trọng thẳng thắn chia sẻ.

Cũng theo thầy Nông Ngọc Trọng nếu bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề vào tuyển sinh vào lớp 10 thì công tác phân luồng học sinh sau THCS sẽ tốt hơn. "Giả sử học sinh A có học lực trung bình nhưng vì có điểm cộng thi nghề nên em đó vẫn đỗ vào lớp 10.

Nhưng nếu không có điểm cộng thi nghề thì em đó không đủ điểm để vào lớp 10. Em sẽ chuyển sang học nghề hoặc học ở giáo dục thường xuyên để phù hợp với năng lực hơn" - thầy Nông Ngọc Trọng dẫn giải.

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đình Thuận - Trường THPT Anh Hùng Núp (Gia Lai) - thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề vào tuyển sinh vào lớp 10 là hợp lý.

Theo thầy Nguyễn Đình Thuận, thực tế hiện nay chứng chỉ nghề bậc THCS không phát huy được hiệu quả; thậm chí nhiều phụ huynh còn lợi dụng để làm "hồ sơ đẹp" cho con em mình.

"Nếu bỏ điểm cộng khuyến khích thi nghề vào lớp 10 thì chất lượng đầu vào THPT sẽ thực chất hơn, công bằng hơn và các trường dễ phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch giảng dạy phù hợp" - thầy Nguyễn Đình Thuận trao đổi, đồng thời dẫn giải:

Chẳng hạn Trường THPT A lấy điểm đầu vào là 14 điểm 2 môn Toán - Văn. Có học sinh đạt 13 điểm hai môn nhưng vẫn bị trượt vì không đăng ký thi nghề, nhưng học sinh khác được 12 điểm hai môn thi nhưng vẫn được vào lớp 10 vì em được cộng điểm khuyến khích thi nghề. Như vậy tạo ra sự không công bằng trong thi cử. Quan trong hơn là ảnh hưởng đến công tác phân luồng học sinh sau THCS.

Phù hợp với thực tiễn

Cũng theo thầy Nguyễn Đình Thuận, trên thực tế ở các vùng sâu, vùng xa như đơn vị Trường THPT Anh Hùng Núp; điểm thi nghề gần như không có giá trị về mặt tuyển sinh vào lớp 10. Điểm này có ý nghĩa nhiều hơn đối với các vùng thành thị vì tỷ lệ học sinh thi vào lớp 10 rất đông, có sự cạnh tranh lẫn nhau. Chính vì thế dẫn đến chuyện, các em học nghề chỉ vì mục đích cộng điểm chứ không vì mục đích định hướng nghề nghiệp cho mình.

Cùng chung quan điểm, thầy Mai Công Mãn - Trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thanh Hóa) - thẳng thắn chia sẻ: Phải khẳng định rằng, mục tiêu tổ chức học nghề và thi nghề cho học sinh THCS là định hướng nghề nghiệp cho các em sau này chứ không phải vì mục tiêu cộng điểm khuyến khích vào lớp 10.

Đáng tiếc là, hiện nay hầu hết phụ huynh và học sinh lại đang đi chệch mục tiêu, chỉ hướng đến yếu tố cộng điểm vào lớp 10. Đấy là chưa kể đến việc, nhiều trường, nhiều địa phương tổ chức thi rất hình thức nên dẫn đến kết quả không được như mong muốn. Ngoài ra, việc được cộng điểm thi nghề dẫn đến tình trạng không công bằng trong thi cử và đầu vào lớp 10 không thực chất.

"Từ những lý do trên cho thấy, việc bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề vào tuyển sinh lớp 10 là phù hợp với thực tiễn. Điều này cũng không gây xáo trộn hay làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của học sinh" - thầy Mai Công Mãn nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.