Bình Dương: 4.951 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, xuất viện trong 1 ngày

GD&TĐ - Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, tổng trong ngày ngày 20/8, tỉnh Bình Dương có 4.951 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, xuất viện.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong 1 ngày ghi nhận 4.223 ca nhiễm Covid-19, 4.951 bệnh nhân khỏi bệnh

Tích lũy tổng số bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh khỏi bệnh, xuất viện từ đầu mùa dịch đến nay lên 27.147 bệnh nhân.

Trong ngày hôm nay 21/8, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ đồng loạt tiêm hơn 265.000 liều vắc xin cho người dân.

Đối với mô hình điều trị tháp 3 tầng, trong ngày bệnh nhân xuất viện nhiều nhất ở tầng 2, với 1.175 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện; tầng 1 ghi nhận 794 bệnh nhân khỏi bệnh và tầng 3 là 32 bệnh nhân.  Các bệnh nhân xuất viện được các bác sĩ tại cơ sở điều trị hướng dẫn tiếp tục thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định, thông báo ngay cho cơ sở y tế khi có bất thường về sức khỏe.

Sở Y tế cũng thông báo, ngày 20/8, toàn tỉnh ghi nhận 4.223 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch lần thứ 4 đến nay lên 59.824 ca. 

Số ca mắc trong ngày 20/8 tăng 968 ca so với ngày 19/8. Số ca tăng này nằm trong dự báo của ngành y tế khi các địa phương đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng để sàng lọc, bóc tách tất cả các trường hợp F0 còn trong cộng đồng.

Điều này được khẳng định qua số liệu phát hiện ca bệnh trong cộng đồng chiếm tới 52,7% tổng số ca nhiễm trong ngày, với 2.224 ca; số ca phát hiện trong cơ sở y tế khu cách ly tạm thời rất thấp. 

Bình Dương còn vô vàn khó khăn ở trước mắt, không thể chủ quan

Thông tin trên báo chí, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội người được Bộ Y tế cử vào Bình Dương hỗ trợ công tác điều trị cho rằng, hệ thống điều trị theo mô hình "tháp 3 tầng" của tỉnh đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, cũng còn vô vàn khó khăn ở trước mắt, không thể chủ quan.

Năng lực điều trị của Bình Dương đang gặp áp lực rất lớn. Hệ thống y tế Bình Dương đang bị quá tải. Ngành Y tế đang nỗ lực tìm mọi giải pháp để người dân được khám, chữa bệnh kịp thời. Các phương án đã, đang được triển khai.

Như mở rộng hệ thống bệnh viện dã chiến. Tập trung nhân lực cho điều trị bệnh nhân Covid-19 ở các bệnh viện thuộc tầng 2. Đưa vào sử dụng bệnh viện hồi sức cấp cứu ở tầng 3 – tầng điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Bình Dương ‘khóa chặt 24/24 giờ’ 11 xã, phường

Ngày 21/8, thị xã Tân Uyên và TP Thuận An đang triển khai ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy Bình Dương về việc “khóa chặt, đông cứng” 11 phường của hai địa phương này để truy F0.

Theo đó, 11 phường có số ca F0 dày đặc phải siết chặt 24/24 trong vòng 15 ngày, gồm bảy phường của thị xã Tân Uyên (Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân hiệp) và bốn phường của TP Thuận An (Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa).

Việc "khóa chặt" sẽ được bắt đầu từ ngày 22/8, người dân “ai ở đâu ở yên đó”, “người cách ly với người, nhà cách ly với nhà”.

Trong thời gian “khóa chặt”, người dân không được ra khỏi nhà, không được đi chợ, lực lượng quân đội sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm đến tận nơi cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...